Cả Nước Còn 67 Ổ Dịch Cúm Gia Cầm

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm chiều 25/2, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, tính đến ngày hôm qua, cả nước hiện còn 67 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 21 tỉnh, thành.
Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết là 63.611 con. Toàn bộ số gia cầm mắc bệnh đã được các các địa phương tổ chức tiêu hủy. Trong đó chỉ tính riêng tuần qua (từ ngày 18 – 25/2), dịch cúm A/H5N1 đã bùng phát tại 10 tỉnh, TP.
Theo nhận định của cục Thú y, các ổ dịch vừa qua xảy ra tại các địa phương chủ yếu xảy ra trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình, đã được chính quyền địa phương, cơ quan thú ý phát hiện xử lý kịp thời. Tính trung bình mỗi tỉnh, thành đang xảy ra dịch cúm A/H5N1 có 3 ổ dịch xảy ra tại 2 huyện.
Ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng cục Thú y cho biết, Cơ quan Thú y vùng VI tại TP Hồ Chí Minh được trang bị máy giải trình tự gien, trong vòng 4 ngày sẽ giải được trình tự gien. Tuy nhiên, vấn đề từ giải trình tự gien phải đưa ra kết luận về chủng virus cụ thể để phục vụ công tác chống dịch.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đề nghị trong thời điểm hiện nay, các địa phương tái phát dịch cúm gia cầm và chưa phát hiện cúm gia cầm tập trung thực hiện Quyết định 2088 của Thủ tướng Chính phủ về
“Đề án phòng ngừa ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép”; tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới. Đồng thời tiếp tục triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khẩn cấp để phòng, chống dịch cúm gia cầm” từ nay đến cuối tháng 3.
Có thể bạn quan tâm

Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức quốc tế, tỉnh ta đã thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp-một trong những dự án chuyển đổi sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Năm 2002, 42 hộ gia đình dân tộc Bahnar của làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su. Đến nay toàn bộ 88 ha vườn cây đã thu hoạch được 4 năm, đem lại nhiều đổi thay trong đời sống của dân làng.

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.

Tại xã Phú Sơn (Chợ Lách - Bến Tre), phong trào làm cây giống phát triển gần 10 năm nay, với 2 loại cây chủ lực là mít và xoài. Nhờ sản xuất cây giống, không ít hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Ngày 20.6, ông Nguyễn Đình Xuân – cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn (Bình Đinh) cho biết: Hơn một tuần qua, tôm hùm giống xuất hiện nhiều tại vùng biển ven bờ ở Nhơn Lý, thuyền của ngư dân chuyên làm mành tôm tập trung khai thác, một đêm mỗi thuyền khai thác được từ 30 – 100 con tôm hùm giống.

Dừa xiêm lùn là loại cây trồng thích nghi với nhiều vùng đất, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu với sâu bệnh tốt, ngoài ra còn tạo cảnh quang, bảo vệ môi trường, che chắn gió bão,... Ngoài ra, dừa hiện nay được xem là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng và triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích xã hội.