Cá Nục, Cá Cơm Xuất Hiện Dày Đặc

Ông Đặng Văn Tín, Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho biết, hơn một tuần qua ngư trường Ninh Thuận xuất hiện rất nhiều cá nục, cá cơm. Hàng trăm ngư dân các huyện Ninh Phước, Ninh Hải... đang hối hả ra khơi.
Mỗi chuyến đánh bắt một ngày đêm, nhiều chủ tàu thu lãi từ 30-40 triệu đồng; đặc biệt, đội tàu của ngư dân Huỳnh Đúng ở xã Tri Hải, huyện Ninh Hải khai thác được khoảng 20 tấn cá nục, lãi gần 200 triệu đồng.
Theo lão ngư Nguyễn Hai ở thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, từ đầu năm đến nay đây là đợt cá biển xuất hiện với mật độ dày đặc ở Ninh Thuận. Có cá, nhiều lò chế biến cá hấp, cá khô... đã hoạt động trở lại.
Có thể bạn quan tâm

Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào thả nuôi 635 ha thủy sản nước lợ. Đến ngày 31/8, toàn huyện đã thu hoạch 100% diện tích thả nuôi.

Ngày 21/8, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình tại xã An Hải, huyện Tuy An. Đây là mô hình thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Phú Yên.

Từ nguồn vốn khoa học công nghệ huyện năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề tài “Thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm” tại 2 hộ dân ở tổ dân phố 2 và tổ dân phố 10, thị trấn Mađaguôi.

Giai đoạn 2012 - 2014, cùng với sự tự vươn lên của hội viên, Hội Nông dân huyện Quế Sơn đã phối hợp tổ chức 172 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 15.280 lượt hội viên; phối hợp mở 24 lớp dạy nghề nông nghiệp, thú y, sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

Các thương lái đến tận các làng cá thuộc phường Tân Mai, Tam Hiệp, Thống Nhất… để thu mua với giá 70.000-120.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng so với năm ngoái. Nhìn chung, đợt cá lăng lần này phát triển tốt và đạt năng suất cao, bình quân mỗi bè lãi từ 500 triệu đến vài tỉ đồng.