Cá nổi đầu do nguồn nước ô nhiễm

Kết quả khảo sát cho thấy, các loài cá nổi đầu lờ đờ trên mặt nước chủ yếu là những loài thuộc nhóm cá trắng, có ngưỡng oxy cao (cá mè vinh, cá chốt, cá lòng tong…). Đáng nói là nguồn nước dưới các tuyến kênh như Hai Đầy, Hai Cừ, Lộ Làng, Hai Lai, Cựa Gà, Mương Lộ hiện nay rất đục, và chỉ tiêu DO đo tại hiện trường là 2,6 - 2,7 mg/l, giá trị này thấp hơn giới hạn để bảo vệ đời sống thủy sinh vật.
Do đó, bước đầu có thể nhận định nguyên nhân cá nổi đầu hàng loạt trên một số tuyến kênh ở địa bàn xã Vị Thủy trong những ngày gần đây là do chất lượng nguồn nước không đảm bảo, cá bị thiếu oxy cục bộ, nhất là vào lúc sáng sớm; mặt khác nguồn nước quá đục do có nhiều vật chất hữu cơ lơ lửng làm cản trở sự hô hấp của cá.
Theo Chi cục Thủy sản Hậu Giang, hiện nay trên địa bàn huyện Vị Thủy nói chung đang vào mùa thu hoạch chính vụ lúa Hè thu bằng máy gặt đập liên hợp nên lượng rơm rạ thải ra ruộng khá nhiều, kết hợp với điều kiện mưa nhiều trong những ngày qua làm cho chất lượng nước trên ruộng rất kém. Thế nhưng, người dân đã xả nước trong ruộng trực tiếp ra kênh, rạch nội đồng để chuẩn bị gieo sạ vụ lúa Thu đông. Điều này đã gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước dưới hệ thống kênh, rạch và làm cho cá nổi đầu.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vụ hè thu năm nay, tình hình khô hạn, thiếu nước ở một số khu vực trong tỉnh vẫn tiếp diễn nên các địa phương cần triển khai sản xuất đúng theo cơ cấu giống và lịch thời vụ để đảm bảo kế hoạch.

Sau lô hàng đầu tiên đi Mỹ, cuối tuần này, khoảng 3 tấn vải của Hải Dương sẽ được doanh nghiệp thu mua, chiếu xạ và chuyển tiêu thụ ở Australia.

Một kg cà chua đen bán tại vườn có giá 50.000 đồng, thậm chí lên tới gần 200.000 đồng khi đến tay người tiêu dùng, khiến các nhà vườn hào hứng trồng.

Thời gian qua, bằng những cách làm khác nhau, nông dân tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều mô hình, sáng kiến hay trong việc bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc, từng bước vượt qua những khó khăn do hạn hán kéo dài, tiếp tục ổn định đời sống, sản xuất và chăn nuôi hiệu quả.

Quy hoạch vùng mía tập trung đến năm 2015, Quảng Ngãi phấn đấu đạt diện tích ổn định khoảng 9.000ha, sản lượng mía cây đạt 600-700 nghìn tấn/năm. Thế nhưng dù từng là vùng đất mía, diện tích QH mía của tỉnh không những không đạt mà còn giảm.