Cá ngừ đóng hộp được ưa chuộng tại Hy Lạp

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 429 triệu USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, thị trường Hy Lạp tăng tới 100%.
Hy Lạp có nhu cầu tăng nhập cá ngừ đóng hộp từ châu Á - Ảnh: ST
Tính đến hết tháng 7/2019, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Hy Lạp đạt gần 1,8 triệu USD, tăng 104% so với cùng kỳ 2018, đặc biệt, cá ngừ chế biến đóng hộp chiếm trên 94% giá trị xuất khẩu.
Người Hy Lạp rất chuộng cá ngừ đóng hộp Italy; tuy nhiên, kể từ năm 2016, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ đóng hộp chất lượng cao có xu hướng giảm do giá cá ngừ Italy tăng cao; nước này tăng nhập cá ngừ đóng hộp từ châu Á, với xu hướng gia tăng từ năm 2018.
Theo ghi nhận của Tổng cục Hải quan, các nhà chế biến cá ngừ châu Á đã cung cấp 2.712 tấn cá ngừ đóng hộp trong năm 2018, tăng 21% so với năm 2017; trong đó, Thái Lan, Philippines, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ là 4 nguồn cung lớn nhất.
Được biết, Hy Lạp cũng là nước chế biến cá ngừ; tuy nhiên, sản lượng cá ngừ đóng hộp sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu nên phải gia tăng nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Hầu hết các doanh nghiệp đều cam kết thu mua hải sản của ngư dân đánh bắt tại các vùng biển an toàn với giá thị trường. Sáng 5-5, ông Huỳnh Văn Phương, Trưởng Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang cho biết như vậy. “Ngoài việc thị trường nội địa đã dần phục hồi thì việc doanh nghiệp cam kết thu mua hải sản đã góp phần giúp ngư dân yên tâm ra khơi bám biển”, ông Huỳnh Văn Phương chia sẻ.

Ngày 6.5, ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản thuộc Sở NN&PTNT, cho biết: Do thời tiết nắng nóng kéo dài cộng với nguồn tôm giống trước khi thả nuôi không được kiểm dịch chặt chẽ, môi trường bị ô nhiễm đã làm cho nhiều diện tích tôm nuôi trong tỉnh Bình Định bị dịch bệnh.

Khoảng 3 giờ, ngày 5-5, hàng trăm người dân nuôi cá trên sông La Ngà thuộc hai xã: Phú Ngọc và La Ngà (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) thấy cá nuôi bè bị nổi đầu và chết hàng loạt.

Với mong muốn được đổi đời, đầu năm 2015, ông Nguyễn Văn Lâm, quê ở huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu đến thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau thuê đất đào ao nuôi tôm công nghiệp. Vụ thả nuôi đầu tiên thành công, sau khi trừ chi phí ông Lâm còn lãi khoảng 300 triệu đồng. Thấy con đường làm giàu từ con tôm dễ dàng nên ông Lâm tiếp tục thuê đất, mở rộng diện tích nuôi.

Với lợi thế phát triển tôm càng xanh (TCX) nhưng gặp khó khăn về giống, ngành Nông nghiệp tỉnh đã đưa giống TCX toàn đực vào nuôi thay thế và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân. Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả cao cho người nuôi.