Cá ngừ đại hạ giá

SÁNG sớm, nhiều phương tiện lưới vây ở xã Bình Minh (Thăng Bình) cập bờ chở đầy ắp cá ngừ trong khoang. Ngư dân chuyển cá xuống thúng chai, hối hả bơi vào bãi để kịp phiên chợ sáng. Chợ cá trên bãi biển Bình Minh cũng la liệt những thúng, rổ chứa tràn trề cá ngừ tươi rói.
Bình Minh hiện có khoảng 170 phương tiện lưới vây, sau một đêm đánh bắt ở ngư trường lộng, nhiều phương tiện thu được hàng tấn cá ngừ. Ông Nguyễn Quang Thành (ngư dân làm nghề lưới vây ở thôn Hà Bình, xã Bình Minh) cho biết: “Hơn nửa tháng nay cá ngừ vào ngư trường lộng, loại hải sản này đứng đèn, chạy nổi nên phương tiện lưới vây đánh bắt dễ dàng.
Cá ngừ đi theo từng đàn với số lượng lớn, nếu gặp đàn cá đứng đèn, một vác lưới có thể thu được hàng tấn cá…”.
Cá ngừ bán ở chợ biển Tam Tiến, giá dao động 7 - 10 nghìn đồng/kg.
Tại các làng chài ven biển Tam Tiến, Tam Hòa (Núi Thành), những ngày qua ngư dân cũng liên tiếp có những chuyến biển bội thu cá ngừ. Ở các địa phương này, ngư dân chủ yếu khai thác hải sản bằng các nghề gần bờ, trong đó phương tiện lưới vây lộng (hay còn gọi là mành mùng) chiếm số lượng lớn.
Từ đầu mùa biển đến nay, nghề mành mùng ở Tam Tiến khai thác không hiệu quả bằng mọi năm, gần đây nhiều phương tiện mới có những chuyến bội thu cá ngừ, cá cơm… “Năm nay mới thấy loại cá ngừ nhỏ vào tuyến lộng nhiều như ri, mọi năm cũng có nhưng ít hơn. Gần một tháng nay hầu như ghe mành mùng nào cũng được cá ngừ, chủ yếu là ngừ chù loại nhỏ.
Được nhiều nhưng cá đại hạ giá nên thu nhập của ngư dân không cao” - ông Huỳnh Sơn (ngư dân ở thôn Phước Lộc, xã Tam Tiến) nói.
Hiện ở chợ biển Bình Minh và Tam Tiến, giá mỗi ký cá ngừ (loại khoảng 6 con/kg) dao động 7 - 10 nghìn đồng. Ông Sơn cho biết phương tiện của ông vừa khai thác được hơn 1 tấn cá nhưng bán chỉ được 7 triệu đồng bởi vào bờ trễ, bán không được giá; trừ chi phí, mỗi bạn biển chỉ thu nhập khoảng 300 nghìn đồng.
Theo nhiều tư thương, hiện loại cá ngừ nhỏ này chưa có đầu ra với sản lượng lớn, chủ yếu được các rổi cá mua đi tiêu thụ lẻ ở các chợ trên địa bàn tỉnh nên giá rất thấp. Trong khi đó hải sản cùng loại từ các địa phương khác như Đà Nẵng chuyển vào, Bình Thuận, Khánh Hòa… chuyển ra tiêu thụ ở địa bàn tỉnh khá nhiều nên ứ đọng.
Ông Trương Công Thuấn - Trưởng thôn Hà Bình (xã Bình Minh) cho biết, cá ngừ loại này không thể chế biến, dự trữ với sản lượng lớn. Hiện địa phương có gần 10 cơ sở hấp cá, làm mắm nhưng nguyên liệu chủ yếu là cá cơm nên số lượng cá ngừ hàng ngày khai thác không thể tiêu thụ tại chỗ hết được. “Loại cá này cũng ít người khơi phô, mà nếu có phơi thì cũng xẻ ra rất mất công, rồi phải phụ thuộc vào thời tiết, trong khi đó cá ngừ khô ít được ưa chuộng, khó tiêu thụ.
Ở vùng bãi ngang hiện nhiều ghe giã cào khai thác được loại cá kình nhỏ, giá cũng chỉ vài nghìn đồng mỗi ký, chủ yếu tiêu thụ ở các nhà máy chế biến thức ăn gia súc…” - ông Thuấn nói.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, thương lái Campuchia sang An Giang, Cần Thơ tìm mua các loại cá nước ngọt, như: Cá lóc, trê phi, rô, điêu hồng… mang về nước tiêu thụ. Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi ngày, có khoảng 100 tấn cá xuất sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch, nhiều nhất là cá trê phi và cá lóc.

Với tổng đàn gia cầm toàn tỉnh Sóc Trăng khá lớn hơn 4 triệu 600 ngàn con, trong đó cũng còn nhiều mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi vịt chạy đồng cũng phát triển nên nguy cơ tái phát dịch cúm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Đặc biệt khi thời tiết đang dần chuyển sang mùa lạnh thì nguy cơ dịch cúm tái phát ngày càng cao hơn.

Nhằm giúp người dân chủ động phòng, chống rét cho gia súc trong mùa đông năm nay, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã xây dựng phương án hỗ trợ kinh phí làm 1.000 chuồng nuôi nhốt gia súc cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Vừa qua, tại Đầm Hà (Quảng Ninh), Đoàn Thanh niên Sở NN&PTNT phối hợp với Đoàn Thanh niên Khối các Cơ quan tỉnh và Huyện Đoàn Đầm Hà tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi gà ri an toàn sinh học tại xã Quảng Lợi.

Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư – KH&ĐT) - cho biết: Nếu như cách đây 15 năm, vốn FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư FDI thì 3 năm trở lại đây, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 0,5% tổng vốn đầu tư. Mặc dù, trong chính sách thu hút FDI, đây được coi là lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư.