Cá minh thái - loại cá cạnh tranh với cá tra

Họ cá này phân bố ở Bắc Băng Dương, bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, trong các vùng nước ven Bắc cực và ôn đới.
Họ cá này đứng thứ hai sau họ Cá trích (Clupeidae) về sản lượng cá biển được đánh bắt trên toàn thế giới.
Các loài cá trong họ này có 3 vây lưng và 2 vây hậu môn, vây lưng thứ nhất ngay phía sau đầu. Các vây không có gai. Các xương chậu phía trước vây ức.
Răng có trên xương lá mía. Thường có râu. Kích thước dài tối đa là gần 2m (cá tuyết Đại Tây Dương). Phần lớn các loài là sinh vật sống đáy (ăn chìm), chủ yếu ăn các loại cá nhỏ và động vật không có xương sống.
Một vài loài thích sống thành bầy và có khả năng di cư xa.
Phổ biến là cá minh thái Đại Tây Dương (Atlantic pollock), cá minh thái châu Âu (European pollock) và loài có giá trị thương phẩm lớn trong các loài cá minh thái là cá minh thái Alaska ở Mỹ.
Đây là nhóm cá thịt trắng và được tiêu thụ nhiều nơi trên thế giới.
Cá minh thái Alaska là đối thủ cạnh tranh chính của cá tra. Cá minh thái Alaska được ưa thích hơn cá tra do được khai thác tự nhiên, giá rẻ tương đương thậm chí rẻ hơn cá tra nuôi.
Năm 2007 – 2008, nhiều nước giảm tối đa việc khai thác cá minh thái Alaska để duy trì sản lượng tự nhiên, làm cho nguồn cung sản phẩm cá minh thái giảm mạnh.
Do đó giá cá tra đột ngột tăng vọt do được nhiều nhà nhập khẩu Âu, Mỹ chọn là sản phẩm thay thế cho cá minh thái. Sau thời gian giảm khai thác, hiện nay sản lượng cá minh thái tự nhiên đã phục hồi, người tiêu dùng châu Âu và châu Mỹ quay lại với sản phẩm truyền thống này, vì đó sản phẩm tự nhiên khai thác biển, hợp khẩu vị và giá rẻ.
Theo ý kiến của nhiều người tiêu dùng, thịt cá minh thái dai, thơm, trong khi đó thịt cá tra bở, khi chiên lên dễ bị co rút, nên cá tra được chế biến phổ biến là tẩm bột chiên hoặc hấp và sốt gia vị.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, trong tổng số diện tích trên có tới 1.400 ha không chủ động được nguồn nước trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do những diện tích này nằm trên độ dốc cao, trong khi hệ thống thủy lợi xuống cấp, thiếu nguồn nước, năng lực tưới kém, do vậy, hiệu quả sản xuất không cao.

Vấn đề tìm đầu ra cho nông sản đã trở thành một vòng luẩn quẩn trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, câu chuyện “được mùa rớt giá”, “được giá mất mùa” cũng là nỗi lo thường trực của nông dân và các ngành chuyên môn.

Thời gian qua, huyện Yên Định đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân trồng rau an toàn, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân, quy hoạch thành vùng sản xuất chuyên canh...

7 tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản của thị xã đạt 11.566 tấn, bằng 61,5% so với kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài việc bảo đảm về sản lượng khai thác, nhiều tàu cá với trang thiết bị ngày càng hiện đại đã khai thác được nhiều sản phẩm có giá trị cao như cá ngàng, cá ngừ...

Một trong những mục tiêu của Đề án “tái cơ cấu ngành thủy lợi” là phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại: Đẩy mạnh trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực như càphê, hồ tiêu, chè, cây điều, cây mía, cây ăn quả, rau, hoa…