Cà Mau: Tôm Chết Hàng Loạt, Người Nuôi Tôm Lao Đao

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay, tình trạng tôm chết hàng loạt xảy ra ở Cà Mau khiến người nuôi tôm lao đao, nợ nần chồng chất. Toàn tỉnh có hơn 140 ha tôm nuôi bị bệnh, chủ yếu là tôm sú ở giai đoạn thả nuôi từ 20 - 30 ngày tuổi.
Tình trạng tôm chết xảy ra nhiều nhất trên diện tích nuôi công nghiệp ở các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời… với thiệt hại ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Xã Lương Thế Trân thuộc huyện Cái Nước là địa phương bị thiệt hại nặng nhất với hơn 30 ha nuôi tôm công nghiệp của 50 hộ dân bị thiệt hại hàng tỷ đồng.
Trước tình trang tôm chết kéo dài, Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản Minh Hải, Chi cục Nuôi trồng thủy sản và Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với huyện Cái Nước tìm hiểu thực tế tại xã Lương Thế Trân và xác định tôm chết do nhóm vi khuẩn vi bào tử (còn gọi là bệnh gan tuỵ) gây nên, cộng với thời tiết biến đổi bất thường làm cho tôm bị sốc và bị chết đột ngột. Bên cạnh đó, nguồn con giống thả nuôi không rõ nguồn gốc, kém chất lượng và hộ nuôi tôm không quan tâm vệ sinh cải tạo đầm nuôi cũng làm phát sinh bệnh ở tôm, dẫn đến tình trạng tôm chết trên diện rộng khó có thể kiểm soát và ngăn chặn.
Hiện các ngành chuyên môn của tỉnh khuyến cáo các hộ nuôi tôm các biện pháp phòng bệnh ở tôm và tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật trong việc cải tạo xử lý ao đầm, chọn con giống đảm bảo chất lượng nhằm hạn chế thấp nhất về thiệt hại; đồng thời đề xuất với UBND tỉnh Cà Mau chính sách hỗ trợ (vốn, giống, thức ăn cho tôm…) để kịp thời giúp người nuôi tôm khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Mùa gặt về trên những cánh đồng quê Hà Tĩnh được hồi sinh sau trận hạn hán lịch sử đầu vụ. Con đường làng vàng óng rơm rạ, thoang thoảng mùi thơm lúa mới...

Dự án nhà kính VinEco Tam Đảo (Vĩnh Phúc) vừa được Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco - thành viên thuộc tập đoàn Vingroup - chính thức khởi công hôm 28/8.

Chiều 29/8, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả khảo nghiệm giống lúa N25 và Việt Hương Chiếm tại xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) và Thạch Đài (Thạch Hà). Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn dự và phát biểu với hội thảo.

20 tuổi đã dám “liều” cầm cố gia sản để vay tiền làm trang trại chăn nuôi quy mô lớn đầu tiên ở xã miền núi nghèo khó. Gặt hái thành quả thì sẵn lòng sẻ chia, vận động bà con cùng mạnh dạn mở hướng thoát nghèo. Cuộc gặp gỡ với chủ trang trại tổng hợp thế hệ 8X Tôn Kế Toại (xã Sơn Thủy, Hương Sơn) đã đưa tôi đến với những bất ngờ thú vị.

Tại các tuyến đường lớn ở TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai, hàng trăm tấn thanh long Bình Thuận được đổ đống trên vỉa hè để bán với giá 10.000 đồng 4kg.