Cà Mau tìm giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống

Hội nghị với sự tham gia của 15 doanh nghiệp có uy tín hàng năm cung cấp số lượng lớn tôm giống tại các vùng nuôi tôm trong tỉnh. Theo ước tính của ngành Nông nghiệp trung bình mỗi năm lượng tôm giống di nhập từ các tỉnh đã chiếm 60% (tương đương 12 tỷ con tôm giống) đáp ứng nhu cầu thả nuôi trên diện tích hơn 3.000 ha. Trong khi đó, phần đông năng lực sản xuất tại các trại sản xuất giống trong tỉnh còn nhỏ lẻ và chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng. Hội nghị tập trung thảo luận để tìm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tôm giống nhập tỉnh.
Cụ thể là các đơn vị quản lý phối hợp với doanh nghiệp cung cấp giống thực hiện khảo sát đánh giá chất lượng tôm giống ngay tại các vùng nuôi. Tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật thả nuôi tôm theo khuyến cáo của nhà cung cấp, cũng như xây dựng các mô hình liên kết sản xuất từ khâu vật tư đầu vào như con giống, thức ăn, vật tư, thuốc thú y thủy sản đến khâu thu hoạch, giám sát chặt chẽ việc thực thi pháp luật đảm bảo chất lượng tôm giống của doanh nghiệp cung ứng giống di nhập vào địa bàn Cà Mau.
Một trong những giải pháp được đưa ra thảo luận tại hội nghị là công tác phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cung ứng tôm giống chất lượng tốt và đẩy lùi nạn kinh doanh tôm giống trôi nổi không đảm bảo chất lượng trên thị trường giống thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, xã Cao Chương (Trà Lĩnh) tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa để xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh Phạm Văn Chương (xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình nhờ trồng mía nguyên liệu mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương.

Trong tháng 6 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bạc Liêu thực hiện mô hình nuôi cá chẽm tại 2 hộ là ông Nguyễn Văn Tùng ở ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải và ông Trần Vũ Linh ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Tổng kinh phí đầu tư cho mô hình quy mô 1ha là hơn 58 triệu đồng.

Tình hình nuôi tôm biển (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) trong vùng quy hoạch ngọt hóa (VQHNH) đã và đang xảy ra. Nếu diện tích này tăng, sẽ gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ vùng nước ngọt trong hệ thống Cống đập Ba Lai (Bến Tre).

Trạm Khuyến nông TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) vừa tổ chức hội thảo về kết quả sản xuất nấm bào ngư. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013 tại xã Hòa An và Tịnh Thới.