Cà Mau tìm giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống

Hội nghị với sự tham gia của 15 doanh nghiệp có uy tín hàng năm cung cấp số lượng lớn tôm giống tại các vùng nuôi tôm trong tỉnh. Theo ước tính của ngành Nông nghiệp trung bình mỗi năm lượng tôm giống di nhập từ các tỉnh đã chiếm 60% (tương đương 12 tỷ con tôm giống) đáp ứng nhu cầu thả nuôi trên diện tích hơn 3.000 ha. Trong khi đó, phần đông năng lực sản xuất tại các trại sản xuất giống trong tỉnh còn nhỏ lẻ và chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng. Hội nghị tập trung thảo luận để tìm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tôm giống nhập tỉnh.
Cụ thể là các đơn vị quản lý phối hợp với doanh nghiệp cung cấp giống thực hiện khảo sát đánh giá chất lượng tôm giống ngay tại các vùng nuôi. Tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật thả nuôi tôm theo khuyến cáo của nhà cung cấp, cũng như xây dựng các mô hình liên kết sản xuất từ khâu vật tư đầu vào như con giống, thức ăn, vật tư, thuốc thú y thủy sản đến khâu thu hoạch, giám sát chặt chẽ việc thực thi pháp luật đảm bảo chất lượng tôm giống của doanh nghiệp cung ứng giống di nhập vào địa bàn Cà Mau.
Một trong những giải pháp được đưa ra thảo luận tại hội nghị là công tác phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cung ứng tôm giống chất lượng tốt và đẩy lùi nạn kinh doanh tôm giống trôi nổi không đảm bảo chất lượng trên thị trường giống thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bắc Giang, nhưng nơi ông Nguyễn Đức Tiến (65 tuổi) lập nghiệp là ấp 3, xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai). Nhìn cơ ngơi, tài sản hiện có của người nông dân này, mấy ai biết được khi khởi nghiệp ông chỉ có hai bàn tay trắng.

Thấy giống thỏ Newzealand tăng trưởng nhanh, thịt ngon, dễ tiêu thụ, chị Nguyễn Thị Mách, thôn Thượng 1, xã An Châu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, vận động một số hộ thành lập Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi thỏ.

Từ 16 đến 23 - 6, Chi cục Thủy sản tiến hành thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực trên địa bàn tỉnh Dak Lak năm 2014 nhằm phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, góp phần nâng cao sinh kế cho cộng đồng đang sinh sống bằng nghề khai thác xung quanh các thủy vực

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Dầu Tiếng, hiện toàn huyện có 73 hộ nuôi động vật hoang dã với tổng số 14 loài, tổng đàn 5.137 con. Trong đó, loài động vật hoang dã được nuôi nhiều nhất ở Dầu Tiếng là cá sấu với 2.385 con.

Theo Sở Công thương: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh An Giang xuất khẩu 66,7 ngàn tấn cá tra, đạt kim ngạch 156,2 triệu USD, bằng 88,9% về trị giá so cùng kỳ. Giá xuất khẩu cá tra bình quân 2.443 USD/tấn, cao hơn cùng kỳ khoảng 30 USD/tấn.