Cà Mau Tiêu Hủy 120 Tôm Thẻ Bố Mẹ Quá Đát

Chiều 10-9, ông Tiết Tiến Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết vừa tiêu hủy 120 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ nuôi vỗ trong bể ương của Trại sản xuất tôm giống Hoàng Duy (ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, Cà Mau) do ông Chu Hoàng Thái làm chủ.
Nguyên nhân, theo ông Dũng do toàn bộ số tôm trên đã hết hạn sử dụng trong sản xuất giống theo quy định tại Thông tư số 26/2013 và số 1/2014 của Bộ NN&PTNT về quản lý giống thủy sản.
Được biết vào đầu tháng 4-2014, cơ sở xuất tôm giống Hoàng Duy nhập 300 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ từ Thái Lan. Quá trình sản xuất tôm bị xây xát, hao hụt, còn 120 con nhưng ông Duy tiếp tục nuôi vỗ để sinh sản dù đã hết hạn sử dụng. Theo ngành chức năng, tôm hết hạn sử dụng nếu tái sinh sản sẽ cho ra những lứa tôm giống kém chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Khi nhắc đến sen, nhiều người nghĩ về vùng Đồng Tháp, nhưng ở Hậu Giang hiện nay đã có những ruộng sen bạt ngàn mang lại thu nhập cao cho nhiều người dân.

Với cán cân sản xuất- chế biến như hiện nay, nếu không tổ chức lại sản xuất, thực chất TPP sẽ chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản, biến nước ta thành “công xưởng” chế biến thủy sản, còn người nông dân sẽ vẫn đứng ngoài cuộc.

Đó là mô hình sản xuất lươn giống của anh Nguyễn Văn Nữa ở ấp Phú Mỹ, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười. Hiện mô hình này mang lại doanh thu cho gia đình anh trên 500 triệu đồng mỗi năm.

Vụ đông 2015, dưới sự chỉ đạo của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Trạm Khuyến nông huyện Ba Vì tiếp tục triển khai mô hình trồng khoai tây và hoa lily.

Với 95,1% số hàng nông sản, sản phẩm công nghiệp và các hàng hóa nhập khẩu khác vừa được dỡ bỏ thuế theo cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản nhiều khả năng sẽ trở thành đối tác xuất khẩu - đặc biệt là nông sản lớn nhất nhì của Việt Nam.