Cà Mau Thả Thủy Sản Giống Ra Biển

Ngày 9/12, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển; UBND xã Lâm Hải, huyện Năm Căn và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau tổ chức thả 608.000 con tôm sú, tôm thẻ, cá chẻm và cua biển xuống khu vực khu bảo tồn ven biển do Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau quản lý.
Số cá thể giống này được thả ở các cửa biển thuộc vùng bãi bồi, là nơi lý tưởng cho các loài thủy sản trú ngụ để sinh trưởng và phát triển, nhằm góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 12/12, trên 600.000 con cua, tôm và cá giống sẽ tiếp tục được Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với chính quyền địa phương thả xuống cửa biển và vùng ngọt hóa tại các huyện: Trần Văn Thời, Phú Tân, U Minh, Thới Bình và Thành phố Cà Mau.
Đây là hoạt động nằm trong Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau”, nhằm từng bước phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản ven biển; đồng thời tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường sống, không sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang vào chính vụ thu hoạch tiêu, mặc dù giá đang giảm mạnh nhưng đây vẫn là mặt hàng có giá bán cao nhất trong các mặt hàng nông sản. Hiện người trồng tiêu đang có lợi nhuận khoảng 200 - 300 triệu đồng/ha.

Ngày 24/2, ông Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc HTX Nông nghiệp - Kinh doanh tổng hợp Bình Ngọc (TP Tuy Hòa, Phú Yên) cho biết, tất cả 25 hộ thành viên của HTX đăng ký trồng rau theo mô hình VietGAP trên diện tích 13.380m2 vào cuối năm 2011 đến nay đã không còn trồng rau theo mô hình này.

Hiện nay, giá cà phê các đại lý ở Đồng Nai mua của nông dân hơn 38 ngàn đồng/kg, tăng trên 8 ngàn đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2013.

Trong năm 2013, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã thực hiện hiệu quả các mô hình điểm. Trong chương trình cánh đồng sản xuất tập trung, đơn vị đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai được 22 mô hình cánh đồng sản xuất tập trung, tổng diện tích 4.233 ha, với 2.977 hộ tham gia.

Ngày 24.2, tại xã Liên Phương (thành phố Hưng Yên), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên phối hợp với Công ty cổ phần nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng, Công ty TNHH Kubota Việt Nam triển khai thí điểm mô hình sử dụng mạ khay, máy cấy lúa vụ xuân.