Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Mau Tập Trung Đầu Tư Cho Ngành Thuỷ Sản

Cà Mau Tập Trung Đầu Tư Cho Ngành Thuỷ Sản
Ngày đăng: 28/08/2014

Cà Mau là trung tâm lớn về nuôi trồng và khai thác, chế biến thuỷ sản trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện, toàn tỉnh có trên 296 nghìn ha diện tích nuôi trồng thủy sản thì diện tích nuôi tôm đã là trên 266 nghìn ha, chiếm tới 40% diện tích so cả nước.

Theo đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng năm của Cà Mau đạt trên 280 nghìn tấn, trong đó con tôm chiếm 130 nghìn tấn. Theo quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2020, Chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, tỉnh Cà Mau đã quy hoạch chi tiết nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020, điều chỉnh bổ sung quy hoạch sản xuất tôm giống đến năm 2020, quy hoạch các vùng nuôi tôm thâm canh tập trung ở các huyện và thành phố Cà Mau.

Tỉnh Cà Mau cũng chú trọng đẩy mạnh xây dựng liên kết 4 nhà để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững.

Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, giảm dịch bệnh, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích. Tăng cường đào tạo tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân. Phấn đấu đến năm 2020 trên 90% người nuôi tôm nắm vững kiến thức kỹ thuật.

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 32 công ty và 41 nhà máy chế biến, trong đó có 33 nhà máy chế biến tôm, 4 nhà máy bột cá, 2 nhà máy chế biến chả cá, 2 nhà máy chế biến đầu vỏ tôm. Ngoài ra, địa phương này còn có 876 cơ sở sản xuất con giống và 223 cơ sở kinh doanh con giống.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Cà Mau còn có gần 200 cơ sở dịch vụ thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản với hơn 800 cơ sở thu mua tôm gắn kết giữa nhà máy chế biến với vùng nuôi

Với số lượng cơ sở sản xuất và kinh doanh con giống nói trên, hàng năm, từ các cơ sở này đã cung cấp ra thị trường khoảng từ 8 đến 9 tỷ con giống tôm sú, đáp ứng khoảng 40% lượng tôm giống thả nuôi trong tỉnh. Số tôm giống còn lại được nhập từ các tỉnh khác về vào khoảng từ 10 đến 11 tỷ con tôm sú và khoảng 3 tỷ con giống tôm thẻ chân trắng.

Tỉnh Cà Mau cũng đã đầu tư hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, khắc phục hệ thống thủy lợi cũ để phù hợp khi chuyển dịch sang nuôi trồng thủy sản.

Để phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản được thuận lợi, Cà Mau đã đầu tư hệ thống điện lưới khá toàn diện, toàn bộ các trung tâm xã, thị trấn đều có hệ thống mạng lưới điện trung thế hầu hết các xóm, ấp đều có điện sinh hoạt và sản xuất với hơn 96% tổng số hộ trong tỉnh. Lưới điện đã đưa đến 82/82 xã, đạt 100% số xã có điện.

Cùng với việc đầu tư, nâng cấp các cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển thủy sản, thời gian qua, công tác khuyến ngư cũng được các ngành chức năng của tỉnh Cà Mau quan tâm, theo đó, hệ thống khuyến ngư cơ sở đã hình thành đến tất cả các xã, với một lực lượng cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm. Công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân luôn được tăng cường, thực hiện từ nhiều nguồn chương trình, dự án khác nhau.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, trong năm 2014 này, tỉnh Cà Mau tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo toàn diện trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, chính quyền và các đoàn thể cấp xã phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy sản để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trên cơ sở hướng dẫn của ngành chức năng.

Phát triển theo quy hoạch, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, tổ chức sản xuất liên kết chuỗi, phát huy vai trò cũng như trách nhiệm của các bên có liên quan, hỗ trợ nhau trong sản xuất… nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững, nâng cao đời sống người dân, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2014.

Được biết, năm 2014, tỉnh Cà Mau đề ra mục tiêu tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản phấn đấu đạt 298.500 tấn, trong đó sản lượng tôm là 140.000 tấn; ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 296.000 ha.


Có thể bạn quan tâm

Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc

Huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích đất có khả năng trồng lạc lớn và quy mô tập trung, thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất luân canh, xen canh, thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Với quy mô sản xuất ổn định hơn 700 ha, đứng thứ hai sau cây lúa, hiện lạc là cây trồng có tính hàng hóa cao, mang lại nguồn thu nhập chính góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện.

29/05/2015
Đẩy mạnh nuôi bò theo hướng thâm canh Đẩy mạnh nuôi bò theo hướng thâm canh

Chăn nuôi bò thâm canh đang là hướng đi đầy triển vọng được nhiều địa phương trong tỉnh tập trung phát triển. Ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị), những năm qua việc phát triển đàn bò lai theo hướng thâm canh được địa phương quan tâm triển khai và đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

29/05/2015
Hồi sinh những vườn tiêu Hồi sinh những vườn tiêu

Vùng đất đỏ ba zan huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích hơn 3.000 ha, trải dài trên địa bàn 3 xã Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành, thuân lợi để phát triển các cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu. Thời kỳ Nông trường Tân Lâm những năm 1980-1995, cây hồ tiêu ở Cam Lộ phát triển cực thịnh với quy mô tập trung hơn 1.500 ha, được đầu tư hạ tầng đồng bộ, quy trình thâm canh áp dụng thống nhất, là đặc sản “vàng đen” làm giàu cho cả vùng.

29/05/2015
Triển vọng giống lúa SV 181 Triển vọng giống lúa SV 181

Với mục tiêu lựa chọn giống lúa thuần mới, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai trên địa bàn tỉnh, đồng thời có khả năng kháng một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu nhằm bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa chủ lực của tỉnh, vụ đông xuân 2014 -2015 Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình tổ chức khảo nghiệm giống lúa SV 181 (Sao Việt 181) tại HTX Trung Đơn (xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, Quảng Trị). Mô hình được thực hiện tập trung với quy mô 1 ha trên chất đất thịt nhẹ với 5 hộ tham gia.

29/05/2015
Thời tiết đang gây bất lợi cho nuôi trồng thủy sản Thời tiết đang gây bất lợi cho nuôi trồng thủy sản

Ở những tháng đầu năm nay, tình hình sản xuất tôm giống trong tỉnh Bình Thuận ước đạt khoảng 5 tỷ con, giảm 15% so cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do thời tiết lạnh kéo dài, người nuôi hạn chế thả giống. Nhu cầu mua tôm giống ở các tỉnh miền Tây và miền Trung không cao nên các cơ sở giảm sản xuất.

29/05/2015