Cà Mau sản xuất thành công tôm giống hạn chế nhiễm bệnh MBV

Sản xuất tôm giống theo quy trình hạn chế bệnh MBV được triển khai thí điểm tại ba trại sản xuất giống thủy sản trên địa bàn 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Ngoài việc giảm được tỷ lệ nhiễm bệnh MBV còn dưới 30%, thì năng suất trung bình còn tăng từ 20 đến 40% so với phương pháp sản xuất giống theo kinh nghiệm truyền thống.
Chất lượng tôm giống thu được khi áp dụng quy trình hạn chế dịch bệnh là tôm khỏe mạnh, đồng đều về kích cỡ và kiểm dịch đạt chất lượng trước khi xuất bán.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, trong quy trình sản xuất giống hạn chế dịch bệnh đã kiểm soát chất lượng nước, chất lượng tôm bố mẹ, không sử dụng hóa chất, kháng sinh nên cho ra đời lượng tôm giống đạt chất lượng, hạn chế rủi ro cho người nuôi tôm.
Đây cũng là một trong những biện pháp thực hiện hiệu quả đề án nâng cao chất lượng tôm giống Cà Mau, nâng khả năng cạnh tranh của các cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh về khả năng cung ứng con giống đạt chất lượng, sạch bệnh trên thị trường./.
Có thể bạn quan tâm

Trang trại với các giống vật nuôi quý như gà Đông Tảo, vịt trời, lợn Bỉ… đem lại thu nhập trên một tỷ mỗi năm cho anh Phan Văn Miền ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô.

Ở thôn Minh Kha, xã Đồng Thái, huyện An Dương (TP.Hải Phòng), trang trại trồng hoa Mây Xanh của nông dân Đỗ Văn Xanh được rất nhiều người biết tới

Mô hình này đã đem lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế gia đình và góp phần vào sự phát triển chung của huyện Vĩnh Bảo.

Chưa kể sản phẩm chủ lực là sầu riêng VietGAP, riêng trồng mít xen canh theo kiểu quanh năm ngồi “rung đùi”, anh Tùng cũng kiếm hơn 100 triệu đồng nhờ cơ giới hóa.

Là phụ nữ dân tộc Dao không biết chữ, nhưng với cách nghĩ, cách làm mạnh dạn, sáng tạo, chị Triệu Thị Tá ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tạo dựng cho mình thương hiệu miến dong nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng.