Cà Mau phổ biến quy trình nuôi tôm sạch

Sau những thành công cùng người nuôi tôm Xứ Mũi, vừa qua công ty Công nghệ Hóa sinh Việt Nam (Cty Hóa sinh) đã được Hội thủy sản Cà Mau mời chia sẻ kỹ thuật nuôi tôm cho hàng trăm người dân. Từ ngày 25 – 27/5, Hội thủy sản Cà Mau đã kết hợp cùng Cty Hóa sinh tổ chức 3 cuộc hội thảo tại các huyện Ngọc Hiển, Cái Nước và Đầm Dơi. “Cà Mau có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi tôm công nghiệp. Cái duy nhất hiện nay chúng ta còn thiếu để đi đến thành công là chưa lắm vững kỹ thuật nuôi.
Chính vì vậy, chúng ta phải học nuôi tôm công nghiệp, qua những buổi hội thảo tập huấn hy vọng giúp đỡ được bà con”, ông Trần Văn Của, Chủ tịch Hội nuôi trồng thủy sản Cà Mau phát biểu trong buổi hội thảo tập huấn nuôi tôm ngày 27/5 tại Đầm Dơi. Trong các hội thảo, người nuôi tôm được tiến sĩ Nguyễn Văn Năm, Ủy viên hội nghề cá,
Tổng giám đốc Cty Hóa sinh giải đáp, chia sẻ kỹ thuật nuôi và giới thiệu đến người nuôi “Quy trình nuôi tôm sạch và bền vững” của công ty. “Làm theo quy trình của công ty có ưu điểm tuyệt đối là tạo ra sản phẩm tôm sạch không nhiễm kháng sinh. Đặc biệt chi phí mỗi vụ cho mỗi ha chỉ khoảng 30 triệu đồng đối với tôm thẻ 3 tháng, 40 triệu đối với tôm sú 5 tháng, thấp hơn rất nhiều so với các quy trình khác”, tiến sỹ Năm khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh Tiền Giang tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài "Biện pháp quản lý bệnh thối rễ, chết cành mãng cầu xiêm ở huyện Tân Phú Đông", đề tài do ThS. Đặng Thùy Linh làm Chủ nhiệm, Viện Cây ăn quả miền Nam chủ trì, với mục tiêu xác định tác nhân gây bệnh thối rễ, chết cành của cây mãng cầu xiêm, từ đó tìm ra biện pháp phòng trừ tổng hợp thích hợp, hiệu quả.

Người dân Chí Linh (Hải Dương) đang trồng thử nghiệm nhiều mô hình có giá trị kinh tế cao, trong đó cây na dai đã dần khẳng định vị thế.

Ông Lê Huy Ngoạn ở thôn Trân Tảo, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm (Hà Nội) là một trong số nông dân hiếm hoi đạt được hai cái nhất. Đó là nuôi cá sinh sản, cá giống giỏi nhất và trồng ổi Đài Loan đạt hiệu quả kinh tế cao nhất vùng.

Trong những ngày đầu tháng 8/2013, Trung tâm khuyến nông - Khuyến ngư kết hợp với Phòng Kinh tế TP Cà Mau chọn 2 ấp Tân Hiệp và Tân Thuộc, xã An Xuyên làm điểm chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn năm 2013.

Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 là thời điểm bà con nông dân ở Chí Linh bước vào vụ thu hoạch na. Gia đình bà Mai Thị Khánh, ở thôn Tân Tiến là một trong những hộ trồng na khá sớm ở xã Hoàng Tiến. Từ năm 2001, khi cây vải giảm giá trị kinh tế, vợ chồng bà đã mạnh dạn chuyển sang chuyên canh trồng cây na dai.