Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Mau Phát Huy Tối Đa Thế Mạnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Cà Mau Phát Huy Tối Đa Thế Mạnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 12/02/2015

Ngày 7/2/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Cà Mau về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2014 và thực hiện kế hoạch năm 2015.

Phát biểu trong buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả đạt được trong năm qua của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Tỉnh Cà Mau trong phát triển kinh tế xã hội. Trong năm 2014, GDP của tỉnh tăng 8,5%; trong đó lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tăng 6,9%, gấp đôi so với trung bình của cả nước.

Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 33 triệu đồng, tăng 9,9 % so với năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm chỉ còn 4,9 %. Năm 2014, Cà Mau là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, đạt 1,3 tỷ USD vượt kế hoạch đặt ra. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội cũng như giải quyết việc làm cho địa phương.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của nuôi trồng thủy sản, là thế mạnh không nơi nào có được như Cà Mau. Cần xem lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm là yếu tố then chốt trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.

Với lợi thế là một tỉnh có tiềm năng về nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Tuy nhiên, kết quả đạt được trong năm qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của tỉnh. Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung giải quyết những việc sau: Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ trong nuôi trồng, ứng dụng mạnh khoa học công nghệ vào nuôi trồng, sản xuất, chế biến, xuất khẩu gắn với cơ chế chính sách khuyến khích mạnh doanh nghiệp tham gia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần nghiên cứu giống tôm có năng suất, chất lượng cao, chủ động trong sản xuất thức ăn đến quy trình sản xuất và phòng tránh dịch bệnh hiệu quả. Tập trung hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi tôm nguyên liệu, mở rộng diện tích nuôi tôm để chủ động nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến xuất khẩu.

Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản với quy mô công nghiệp. Yêu cầu Tập đoàn Điện lực sớm triển khai mạng lưới điện 3 pha trực tiếp phục vụ người dân nuôi trồng thủy sản theo quy mô công nghiệp. Tiến tới, hình thành một liên kết chuỗi bền vững từ sản xuất con giống, nhà máy chế biến thức ăn, người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Trồng chưa đến 1ha cam, mỗi năm lãi 700 triệu đồng Trồng chưa đến 1ha cam, mỗi năm lãi 700 triệu đồng

Con số ấn tượng trên là câu chuyện của gia đình anh Nguyễn Đình Bang, ở thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình).

21/12/2016
Nuôi lươn không bùn: Đầu tư ít, hiệu quả cao, mỗi năm thu 100 triệu Nuôi lươn không bùn: Đầu tư ít, hiệu quả cao, mỗi năm thu 100 triệu

Nhu cầu tiêu thụ lươn trên thị trường ngày càng cao, giá bán cao và khá ổn định ở mức 150 - 200 nghìn đồng/kg nên hiện có nhiều gia đình chuyển sang nuôi lươn

23/12/2016
"Hốt bạc" nhờ trồng hoa ly

Ông nhẩm tính, cứ đà này, hoa ly sẽ nở đúng dịp Tết, nếu giá hoa như năm ngoái thì vợ chồng ông cũng bỏ túi khoảng 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí giống

23/12/2016
Trở thành triệu phú nhờ nghề trồng nấm Trở thành triệu phú nhờ nghề trồng nấm

ông Phạm Văn Mỹ phát triển nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm ông thu lãi hàng trăm triệu đồng, tạo công việc ổn định cho nhiều lao động

24/12/2016
Ương cá giống dễ làm, lãi cao, dễ dàng bỏ túi tiền tỷ mỗi năm Ương cá giống dễ làm, lãi cao, dễ dàng bỏ túi tiền tỷ mỗi năm

Trên tích đất lúa kém hiệu quả, ông Nguyễn Văn Khôi đã mạnh dạn chuyển đổi thành ao hồ nuôi cá giống, cho thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm

26/12/2016