Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Mau Phát Huy Tối Đa Thế Mạnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Cà Mau Phát Huy Tối Đa Thế Mạnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 12/02/2015

Ngày 7/2/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Cà Mau về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2014 và thực hiện kế hoạch năm 2015.

Phát biểu trong buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả đạt được trong năm qua của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Tỉnh Cà Mau trong phát triển kinh tế xã hội. Trong năm 2014, GDP của tỉnh tăng 8,5%; trong đó lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tăng 6,9%, gấp đôi so với trung bình của cả nước.

Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 33 triệu đồng, tăng 9,9 % so với năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm chỉ còn 4,9 %. Năm 2014, Cà Mau là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, đạt 1,3 tỷ USD vượt kế hoạch đặt ra. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội cũng như giải quyết việc làm cho địa phương.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của nuôi trồng thủy sản, là thế mạnh không nơi nào có được như Cà Mau. Cần xem lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm là yếu tố then chốt trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.

Với lợi thế là một tỉnh có tiềm năng về nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Tuy nhiên, kết quả đạt được trong năm qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của tỉnh. Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung giải quyết những việc sau: Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ trong nuôi trồng, ứng dụng mạnh khoa học công nghệ vào nuôi trồng, sản xuất, chế biến, xuất khẩu gắn với cơ chế chính sách khuyến khích mạnh doanh nghiệp tham gia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần nghiên cứu giống tôm có năng suất, chất lượng cao, chủ động trong sản xuất thức ăn đến quy trình sản xuất và phòng tránh dịch bệnh hiệu quả. Tập trung hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi tôm nguyên liệu, mở rộng diện tích nuôi tôm để chủ động nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến xuất khẩu.

Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản với quy mô công nghiệp. Yêu cầu Tập đoàn Điện lực sớm triển khai mạng lưới điện 3 pha trực tiếp phục vụ người dân nuôi trồng thủy sản theo quy mô công nghiệp. Tiến tới, hình thành một liên kết chuỗi bền vững từ sản xuất con giống, nhà máy chế biến thức ăn, người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Cơ hội và thách thức cho thủy sản Cơ hội và thách thức cho thủy sản

TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng và kết thúc đàm phán Hiệp định TPP của 12 nước thành viên. Hiệp định TPP được coi là Hiệp định của thế kỷ 21 dự báo sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các DN XK thủy sản.

18/10/2015
Thành công từ nuôi rắn hổ vện Thành công từ nuôi rắn hổ vện

Từ nhỏ đã đam mê rắn nên năm 27 tuổi, anh Nguyễn Hàn Phong quyết định thực hiện ước mơ nuôi rắn của mình. Theo anh, khi đã đủ độ chín trong suy nghĩ thì mới kiên trì với nghề mình chọn, dù thất bại hay thành công.

18/10/2015
Thu mua đọt mía làm thức ăn chăn nuôi Thu mua đọt mía làm thức ăn chăn nuôi

Một công ty chuyên SX chế biến thức ăn chăn nuôi có 100% vốn nước ngoài ở tỉnh Long An đã đặt vấn đề thu mua 3.000 tấn đọt mía để đưa vào làm nguyên liệu chế biến TĂCN.

18/10/2015
Hiệu quả từ liên kết nuôi gà thả vườn Hiệu quả từ liên kết nuôi gà thả vườn

Sau 2 năm hoạt động, tổ hợp tác nuôi gà thả vườn Vạn Thắng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) đã khẳng định hiệu quả.

18/10/2015
40% chất thải rắn trong chăn nuôi xả thẳng ra môi trường 40% chất thải rắn trong chăn nuôi xả thẳng ra môi trường

Ngày 15/10, Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề về xử lý chất thải trong chăn nuôi.

18/10/2015