Cà Mau phấn đấu sản xuất đạt 20 tỷ tôm giống

Hầu hết cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu ổn định.
Có đến 40% giống tôm sú thả nuôi phải nhập từ các tỉnh khác.
Tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên tôm nuôi thời gian qua một phần do không chủ động được nguồn tôm giống chất lượng tại chỗ.
Cà Mau phấn đấu đến năm 2020 sản xuất đạt 20 tỷ tôm giống, cơ bản khắc phục được khó khăn về thiếu hụt nguồn tôm giống, phục vụ cho nghề nuôi tôm trong tỉnh.
Trong đó, có 12 tỷ tôm sú giống, 8 tỷ tôm chân trắng giống, đáp ứng khoảng 60 – 70% nhu cầu.
Phấn đấu đến năm 2020 trên 75% tôm giống thả nuôi có chất lượng tốt, 95% tôm được kiểm dịch.
Có thể bạn quan tâm

Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung.

Thời gian qua, ở Bình Định, tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn người dân đã tự phát phá bỏ nhiều diện tích vườn nhà và đất sản xuất nông nghiệp để đào ao nuôi tôm, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ quy hoạch sản xuất. Để chấn chỉnh tình trạng này, Sở NN-PTNT đã tăng cường kiểm tra và triển khai nhiều biện pháp khắc phục.

Về thăm Phú Khánh, một trong những xã đạt hiệu quả kinh tế cao của huyện Thạnh Phú (Bến Tre), chúng tôi cảm nhận sự thay đổi sâu sắc của đời sống người dân nơi đây. Hai bên đường là những ngôi nhà tường khang trang xen lẫn những ao cá, vườn dừa xanh mướt.

Hiện nay, trên địa bàn xã Phong Thạnh Đông A (huyện Giá Rai - Bạc Liêu) có khoảng 20 hộ nuôi cá bống tượng với diện tích 5 ha. Đây được xem là mô hình nuôi thủy sản đem lại giá trị kinh tế cao. Điển hình là ông Lê Văn Minh (ngụ ấp 3) nuôi với mật độ 0,5 con/m2 trên diện tích 0,5 ha, cho lợi nhuận 70 triệu đồng/năm.