Cà Mau nuôi trồng thuỷ sản đang gặp nhiều khó khăn

Tính đến nay, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh ước đạt trên 106.000 tấn. Diện tích tôm công nghiệp đạt trên 8.800 ha, tôm quảng canh cải tiến đạt trên 67.000 ha. Ngoài ra, diện tích nuôi cua và các loại cá nước ngọt đều đang phát triển tương đối ổn định.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, hiện nay người nuôi tôm đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhất là tình hình thời tiết bất thường khiến trên 233 ha tôm nuôi công nghiệp và 1.450 ha tôm quảng canh cải tiến bị thiệt hại do dịch bệnh; giá tôm giảm mạnh, trong khi giá vật tư đầu vào đều tăng... Từ những khó khăn đó, hiện nay, tổng số diện tích thả nuôi toàn tỉnh chỉ đạt khoảng 40% tổng số ao đầm hiện có.
Nhiều ý kiến thảo luận của người dân và chính quyền các cấp cho rằng, để nghề nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục phát triển, cần có chính sách hỗ trợ người dân về điện 3 pha phục vụ sản xuất, tăng cường hơn nữa công tác quản lý con giống, vật tư nông nghiệp, nhất là chất lượng thuốc thú y thuỷ sản.
Có thể bạn quan tâm

Từ cây ăn trái "vô danh", đến nay, mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) với vùng chuyên canh mở rộng lên gần cả nghìn ha.

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nhu cầu tưới nước phục vụ cho 202.166 ha cây trồng, trong đó có cà phê, ở các tỉnh Tây Nguyên rất cấp bách.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI) vừa cho biết, chỉ trong ba năm (từ năm 2012 - 2014) sản lượng thịt nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đã tăng 7,5 lần.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu các mặt hàng nông sản liên tục giảm, các nhà kinh tế cho rằng xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục duy trì trong thời gian tới do những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới như đối thủ cạnh tranh phá giá đồng tiền.