Cà Mau Nuôi Tôm Khép Kín

Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.
Nay năng suất cao lại tôm đạt kích cỡ 48 con/kg, giá bán cao nên lời nhiều”, bà Huệ phấn khởi.
Cũng ở huyện Đầm Dơi, nhưng tại xã Trần Phán, ông Phạm Văn Tuấn nuôi tôm khép kín vừa thu 16 tấn tôm chân trắng loại 48 con/kg, lãi trên 1 tỷ đồng. Nuôi tôm khép kín được ông Tuấn diễn giải: “Phải có ao ương, ao nuôi để hạn chế lưu thông với bên ngoài và phải có điện ba pha.
Tháng đầu, tôm giống còn nhỏ được nuôi trong ao ương, chăm sóc tốt, hạn chế bệnh chết sớm nên ít hao hụt. Khi tôm đã khoẻ mạnh mới chuyển ra ao nuôi nên tôm mau lớn, năng suất và lợi nhuận đều cao”.
Bà Huệ và ông Tuấn tham gia dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” của Sở KH&CN tỉnh Cà Mau.
Dự án hỗ trợ đầu tư 30% chi phí ban đầu nên các hộ tham gia vượt qua được khó khăn về vốn, làm đúng quy trình kỹ thuật, hạn chế ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Hiện hàng chục hộ nông dân ở xã Đông đang khóc dở, mếu dở khi đã trồng giống bắp NK67, là sản phẩm mới của Công ty Syngenta, do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối. Tưởng chừng như được vụ mùa thắng lợi nhờ thời tiết thuận lợi, nhưng chưa kịp vui mừng thì hàng chục ha bắp khi đến giai đoạn trổ cờ có dấu hiệu bị hư hỏng và đến nay coi như là mất trắng

Nhiều năm nay, nền kinh tế nước ta đã nhận được nhiều lời khen. Nào là có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực; xuất khẩu liên tục tăng trưởng; đầu tư nước ngoài đạt những con số kỷ lục...

Chi hội nghề nghiệp bản Tà Bung, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên được thành lập năm 2010 với 21 thành viên, đến nay Chi hội đã thu hút được 20 thành viên.

Xã Chung Chải (huyện Mường Nhé), là địa bàn vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hiện chiếm 81%. Với chủ trương tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chủ động phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng nguồn kinh phí (DANIDA) Đan Mạch tài trợ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Chung Chải xây dựng mô hình trình diễn nuôi vịt thịt an toàn sinh học tại bản Đoàn Kết.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất bản Tà Cáng 1, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, cuộc sống của vợ chồng anh Lò Văn Pâng chủ yếu phụ thuộc và mô hình sản xuất VAC. Do tập quán canh tác lạc hậu, các loại cây trồng, vật nuôi phụ thuộc vào thời tiết nên thường xuyên thất thu.