Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Mau Mở Rộng Chương Trình Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Cà Mau Mở Rộng Chương Trình Bảo Hiểm Nông Nghiệp
Ngày đăng: 06/04/2013

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử cho biết, sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô cả hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.

Tại Cà Mau, có hai lĩnh vực được ưu tiên bảo hiểm là cây lúa và con tôm.

Do đây là chương trình mới nên Cà Mau đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá nhằm làm cho người dân hiểu được lợi ích khi tham gia bảo hiểm, nhất là khi sản xuất gặp rủi ro do thời tiết, thiên tai gây hại.

Chương trình mới bắt đầu triển khai cuối tháng 1/2013 nhưng đến nay toàn tỉnh đã có 1.200 hợp đồng bảo hiểm với tổng diện tích gần 500 ha, tổng giá trị bảo hiểm lên tới 275 tỷ đồng. Thực tế đã có 87 hộ nuôi tôm bị thiệt hại, được bồi thường số tiền lên tới 5 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Tâm, một nông dân nuôi tôm ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân chia sẻ, tháng 2 vừa qua, gia đình ông nuôi tôm bị mất trắng do nắng hạn, ông được bảo hiểm bồi thường 22 triệu đồng, đủ bù đắp cho chi phí đầu tư mà không bị lỗ.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, ông Trần Hoàng Chen, lúc đầu bà con còn e dè do chưa hiểu hết quyền lợi của người tham gia bảo hiểm nhưng khi trong xã có vài hộ tham gia được bồi thường, nhiều hộ khác đã hưởng ứng. Hiện nay, số lượng nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp đang ngày càng tăng.

Được biết, theo Quyết định 315/QĐ-TTg, Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra.


Có thể bạn quan tâm

Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lúa Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lúa

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.

29/07/2013
Người Dân Ồ Ạt, Tự Phát Trồng Cây Cao Su Người Dân Ồ Ạt, Tự Phát Trồng Cây Cao Su

Anh Lê Đình Bắc quê ở Bình Dương, từng là công nhân cao su có thâm niên gần 20 năm. Với mong muốn phát triển kinh tế độc lập, nhưng do thiếu vốn, đất đai ở quê nhà lại đắt đỏ, nên cách đây 7 năm, anh quyết định lên Dak Lak và chọn vùng đất triền đồi thôn 1, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) để định cư và thực hiện ý tưởng của mình.

29/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc

Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái) nuôi heo siêu nạc. Anh Thành chăn nuôi theo phương thức: Công ty CP đầu tư con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh và bao tiêu sản phẩm, anh đầu tư nhân công chăm sóc và xây dựng chuồng trại nuôi 1.100 con heo siêu nạc. Trang trại xây dựng tiên tiến bao gồm kho dự trữ thức ăn, khu vực để thuốc thú y, dụng cụ khám, chữa bệnh và hệ thống nước uống tự động. Nhờ chăm sóc và phòng bệnh chu đáo nên đàn heo của anh Thành phát triển tốt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa xuất bán trên 110 tấn heo thịt, sau khi trừ chi phí anh còn lãi khoảng 200 triệu đồng/lứa.

29/07/2013
Được Mùa Lúa Vụ Mùa Được Mùa Lúa Vụ Mùa

Dù thời tiết không thuận lợi, nhưng bà con nông dân huyện Thuận Nam vẫn có một vụ lúa mùa bội thu, năng suất cao nhất từ trước đến nay.

29/07/2013
Nhân Rộng Mô Hình Phát Triển Kinh Tế Nhân Rộng Mô Hình Phát Triển Kinh Tế

Ngày 11-1, tại xã Vĩnh Hải, UBND huyện Ninh Hải đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội tại hai thôn Cầu Gãy, Đá Hang theo hướng giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2011-2015.

29/07/2013