Cà Mau Khuyến Cáo Người Dân Không Nên Ồ Ạt Nuôi Cá Sấu

Trước tình trạng hàng trăm hộ dân ở Cà Mau triển khai kế hoạch nuôi cá sấu với hy vọng đây sẽ là vật nuôi phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân không nên ồ ạt nuôi cá sấu, vì đây là vật nuôi không an toàn và đang trong tình trạng không có thị trường tiêu thụ.
Cũng theo ông Sử, nuôi cá sấu hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và bất cập do sản phẩm không có đầu ra, chỉ bán cá thương phẩm cho nhà hàng với giá 120.000 đồng/kg, thỉnh thoảng mới có thương lái tới mua để xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng họ chỉ mua cá có trọng lượng trung bình 10 kg/con (khoảng 1 năm tuổi), cá lớn hơn hoặc nhỏ hơn họ không mua. Nuôi cá sấu chi phí đầu tư (con giống, thức ăn, xây dựng chuồng trại) rất cao, từ chi phí con giống tới chi phí thức ăn, nếu giá bán dưới mức 150.000 đồng/kg người nuôi không có lãi. Bên cạnh đó, các mô hình nuôi cá sấu phần lớn là tự phát nên chuồng trại không an toàn. Thực tế đã có nhiều vụ cá sấu xổng chuồng, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Vào năm 2000 số lượng cá sấu nuôi ở Cà Mau đã lên tới hàng chục nghìn con, nhưng do không có thị trường tiêu thụ nên đàn cá sấu đã giảm 1/3. Ước tính toàn tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 4.000 - 5.000 con cá sấu có trọng lượng từ 30 kg/con trở lên chưa bán được.
Có thể bạn quan tâm

“Dù biết rau không rõ nguồn gốc nhưng chúng tôi vẫn phải mua ăn, chứ không lẽ chỉ ăn mỗi thịt, cá. Nếu có nguồn rau an toàn, được kiểm định rõ ràng, tôi vẫn chấp nhận mua giá cao hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình mình” – chị Nguyễn Thiên Thanh chia sẻ.

Cứ mãi luẩn quẩn với điệp khúc “trồng-chặt” do ảnh hưởng của giá cả và tình hình sâu bệnh trên cây ăn trái, sau khi chuyển đổi gần 01ha nhãn do bệnh chổi rồng để trồng cây bưởi, nhưng khi cây cho trái thì xuất hiện bệnh sâu đục trái và bệnh vàng lá trên cây có múi.

Nhằm đa dạng cơ cấu cây trồng, người dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, đưa những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào sản xuất thành vùng tập trung, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho vùng đất đồi.

Kể từ ngày 17/2/2016, các quốc gia, trong đó có Việt Nam muốn xuất khẩu thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật vào Indonesia phải thực hiện cung cấp thông tin theo yêu cầu của nước này để xem xét, công nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

Nhiều nhà vườn trồng bưởi trong tỉnh Trà Vinh đang rất phấn khởi, do giá bưởi luôn ở mức cao và ổn định, đặc biệt là hai loại bưởi da xanh và bưởi năm roi.