Cà Mau Khuyến Cáo Người Dân Không Nên Ồ Ạt Nuôi Cá Sấu

Trước tình trạng hàng trăm hộ dân ở Cà Mau triển khai kế hoạch nuôi cá sấu với hy vọng đây sẽ là vật nuôi phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân không nên ồ ạt nuôi cá sấu, vì đây là vật nuôi không an toàn và đang trong tình trạng không có thị trường tiêu thụ.
Cũng theo ông Sử, nuôi cá sấu hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và bất cập do sản phẩm không có đầu ra, chỉ bán cá thương phẩm cho nhà hàng với giá 120.000 đồng/kg, thỉnh thoảng mới có thương lái tới mua để xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng họ chỉ mua cá có trọng lượng trung bình 10 kg/con (khoảng 1 năm tuổi), cá lớn hơn hoặc nhỏ hơn họ không mua. Nuôi cá sấu chi phí đầu tư (con giống, thức ăn, xây dựng chuồng trại) rất cao, từ chi phí con giống tới chi phí thức ăn, nếu giá bán dưới mức 150.000 đồng/kg người nuôi không có lãi. Bên cạnh đó, các mô hình nuôi cá sấu phần lớn là tự phát nên chuồng trại không an toàn. Thực tế đã có nhiều vụ cá sấu xổng chuồng, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Vào năm 2000 số lượng cá sấu nuôi ở Cà Mau đã lên tới hàng chục nghìn con, nhưng do không có thị trường tiêu thụ nên đàn cá sấu đã giảm 1/3. Ước tính toàn tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 4.000 - 5.000 con cá sấu có trọng lượng từ 30 kg/con trở lên chưa bán được.
Có thể bạn quan tâm

Giá vải thiều ở các tỉnh phía Bắc rớt thê thảm, chỉ còn 6.000 đồng/kg nhưng khi đến tay người tiêu dùng phía Nam vẫn cao từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.

Một trong những mục tiêu của ngành Thuỷ sản Việt Nam là giảm bớt các khâu trung gian khi xuất khẩu hàng hoá sang châu Âu.

Bí thư Huyện ủy Cát Tiên Huỳnh Văn Đẩu cho biết: Khi mới triển khai xây dựng NTM, bình quân mỗi xã trên địa bàn chỉ đạt 2,5 tiêu chí, nhưng đến nay huyện đã không còn xã nào dưới 5 tiêu chí. Riêng xã Phù Mỹ từ lúc chỉ đạt 4 tiêu chí, đến cuối 2013 đã đạt 17 tiêu chí.

Hiện nay mô hình lấy khí biogas từ chất thải chăn nuôi phát triển khá mạnh ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Mô hình không chỉ cho khí đốt sinh hoạt mà còn làm năng lượng tạo nên dòng điện phục vụ trở lại chăn nuôi.

Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức mua 13 con bò đực lai sind với kinh phí 525 triệu đồng để hỗ trợ cho nông dân ở tỉnh.