Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Mau Gieo Cấy Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Không Đạt Kế Hoạch

Cà Mau Gieo Cấy Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Không Đạt Kế Hoạch
Ngày đăng: 20/10/2014

Khó khăn lớn nhất hiện nay mà các địa phương gặp phải trong việc sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm là nguồn vốn còn hạn chế để đầu tư các công trình thuỷ lợi khép kín. Bên cạnh đó, thời tiết cũng được xem là yếu tố quan trọng, quyết định thành bại vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Theo kế hoạch, năm nay toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy 43.000 ha lúa trên đất nuôi tôm, ở những nơi có ngăn mặn giữ ngọt, có đủ nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết. Tập trung chủ yếu ở các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP Cà Mau. Tuy nhiên, đến nay sắp hết mùa vụ gieo cấy, nông dân chỉ mới xuống giống được gần 20.000 ha. Nguyên nhân do thời tiết không thuận lợi, hệ thống thuỷ lợi chưa kép kín, không chủ động được nguồn nước ngọt khi cần thiết.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Tranh cho biết, theo lịch thời vụ và cơ cấu giống, đến thời điểm này sắp kết thúc vụ gieo cấy một vụ lúa trên đất nuôi tôm. Tuy nhiên, năm nay do nhuần 2 tháng 9 âm lịch, lượng mưa sẽ còn kéo dài, bà con nhiều nơi không còn gieo cấy mà chuyển sang sạ những giống ngắn ngày, diện tích gieo sạ không nhiều.

Ông Nguyễn Thanh Giảng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, cho biết, đến thời điểm này, toàn huyện chỉ mới xuống giống khoảng 60 ha lúa trên đất nuôi tôm, đạt khoảng 5% so kế hoạch. Nguyên nhân đạt thấp do độ mặn trong ruộng cao, từ 5 - 6%o và độ mặn nước dưới các con sông còn cao hơn.

Trong khi đó, cây lúa chỉ sống được với độ mặn dưới 2%o. Mặt khác, gần đây phong trào nuôi tôm công nghiệp tự phát ngoài quy hoạch, bà con chuyển nhiều diện tích đất sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm sang nuôi tôm công nghiệp. Từ đó làm diện tích gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm đạt thấp.

Do lợi nhuận nuôi tôm cao hơn làm lúa nên phong trào nuôi tôm công nghiệp phát triển mạnh không theo quy hoạch. Ngay trong khu khép kín tiểu vùng sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú và Phú Hưng, huyện Cái Nước, người dân không còn mặn mà với cây lúa mà chuyển sang nuôi tôm.

U Minh là huyện trọng điểm trong tỉnh có thế mạnh sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm. Chủ tịch UBND huyện U Minh Lê Thanh Triều cho biết, vụ lúa - tôm đóng vai trò hết sức quan trọng, vừa tạo được nguồn lương thực đáng kể, sau thu hoạch rơm rạ còn tạo ra nguồn thức ăn cho tôm nuôi.

Do đó, ngay từ đầu năm, huyện chỉ đạo bà con tập trung làm cỏ, ban, cuốc bờ vuông, sân, vườn để tiến hành gieo mạ cấy trên đất nuôi tôm.

Ông Ðỗ Văn Kha, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, nhận định: “Năm nay do nhuần 2 tháng 9, mùa mưa sẽ còn kéo dài thêm nên tôi gieo mạ muộn hơn năm trước. Nhờ gieo muộn nên mạ của tôi không bị chết do đợt nắng vừa qua. Tuy nhiên, tôi đang lo không chủ động giữ được nguồn nước ngọt vào cuối vụ”.

Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, đối với gieo cấy trà lúa trên đất nuôi tôm, điều đặc biệt quan trọng trước nhất là công tác rửa mặn cải tạo đất. Tiếp đến là quan tâm chuẩn bị mạ phải chọn những khu đất cao, đất bờ liếp, bờ xáng để gieo mạ. Sau khi gieo sạ, cần quan tâm phòng trừ sâu bệnh, nhất là bệnh đạo ôn trên lá ở giai đoạn đầu.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc dễ gặp rủi ro Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc dễ gặp rủi ro

Doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất hàng theo phương thức chính ngạch, hồ sơ phải có chứng thư xuất khẩu kèm các thủ tục hải quan đầy đủ. Về phía nhà nhập khẩu Trung Quốc, họ không nhập chính ngạch (chỉ định cảng đến và mở L/C để thanh toán qua ngân hàng), mà làm thủ tục nhập tiểu ngạch, đồng thời thanh toán bằng tiền mặt nhằm trốn thuế.

13/06/2015
Xuất khẩu tôm và bài toán cung cầu lợi nhuận Xuất khẩu tôm và bài toán cung cầu lợi nhuận

Trong những năm gần đây, mặt hàng tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam. Năm 2014, XK tôm Việt Nam đạt gần 4 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2013 và chiếm 50% giá trị XK thủy sản.

13/06/2015
Nuôi bò mô hình thoát nghèo hiệu quả Nuôi bò mô hình thoát nghèo hiệu quả

Thời gian qua, việc chăn nuôi bò đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo bền vững. Trong đó, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang có hơn 50% gia đình thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi này.

13/06/2015
Nuôi thỏ kết hợp giun quế tăng thu nhập, sạch môi trường Nuôi thỏ kết hợp giun quế tăng thu nhập, sạch môi trường

Nhờ nuôi thỏ kết hợp giun quế, gia đình anh Đào Duy Chung, thôn Đại Phú 2, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) không chỉ thu lãi gần 200 triệu đồng/năm mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

13/06/2015
Vua nuôi heo rừng ở TP Quy Nhơn (Bình Định) Vua nuôi heo rừng ở TP Quy Nhơn (Bình Định)

Ở TP Quy Nhơn (Bình Định) có một trang trại chăn nuôi heo rừng bán hoang dã quy mô lớn nhất tỉnh. Ðó là trang trại của ông Phan Ðình Chạng, tại thôn Hội Giáo, xã Nhơn Hội. Người dân địa phương thường gọi ông là “vua” nuôi heo rừng.

13/06/2015