Cà Mau Đạt Kim Ngạch Xuất Khẩu Trên 1 Tỷ USD Năm Thứ Hai Liên Tiếp

Theo Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, đến nay kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Cà Mau đã đạt được 1,2 tỷ USD, đạt 100% chỉ tiêu đã đề ra, tăng 80 triệu USD so với cùng kỳ.
Con số trên chủ yếu là kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Như vậy, đây là năm thứ hai kim ngạch xuất khẩu của Cà Mau đạt ngưỡng trên 1 tỷ USD.
Ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hội Chế biến và XK thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, thành tích trên trước hết thuộc về các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản.
Trong năm 2014, tất các doanh nghiệp đã triển khai đồng bộ các giải pháp như tái cơ cấu sản xuất kinh doanh theo hướng sắp sếp lại hoạt động của doanh nghiệp; xử lý hàng tồn kho; tăng cường khả năng xúc tiến thương mại, mở rộng thêm thị trường xuất khẩu hàng hóa.
Nếu như năm 2013 trong 33 doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu chỉ có 5 doanh nghiệp làm ăn có lãi thì năm 2014 đã có tới 18 doanh nghiệp làm ăn có lãi. Điển hình như Công ty Minh Phú dự kiến trong năm 2014 sẽ đạt giá trị xuất khẩu 500 triệu USD.
Thành tích về kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản còn do đóng góp của gần 150.000 hộ nông dân chuyên nuôi trồng thuỷ sản; đóng góp của hàng chục nghìn ngư dân bám biển để tính tới thời điểm này đã thực hiện đạt tổng sản lượng thuỷ sản trên 420.000 tấn.
Với sản lượng thủy sản trên đã cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hàng xuất khẩu với số lượng trên 100.000 tấn sản phẩm.
Ông Thuận cũng cho biết thêm mặc dù hiện nay còn gần 10 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đang còn gặp khó khăn nhưng với những gì đạt được cho thấy, thời kỳ khó khăn nhất của doanh nghiệp đã lùi dần về phía sau.
Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, cho biết Cà Mau đang tích cực phấn đấu kim ngạch xuất khẩu cả năm 2014 đạt 1,3 tỷ USD.
Để đạt mục tiêu đề ra, những tháng còn lại của năm cần tăng cường thu hoạch tôm nuôi gắn với khai thác biển để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho chế biến. Bên cạnh đó, cần tăng cường khả năng chế biến sản phẩm thuỷ sản các loại để xuất khẩu cũng như đẩy mạnh xuất khẩu gắn với xử lý dứt điểm hàng tồn kho.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/51_38787/Ca-Mau-dat-kim-ngach-xuat-khau-tren-1-ty-USD-nam-thu-hai-lien-tiep.htm
Có thể bạn quan tâm

Hồng Sơn có diện tích trên 12 ha nuôi thủy sản nước ngọt, là xã khá nhất trong phong trào nuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện Hàm Thuận Bắc.

Ao nuôi tôm không quá lớn, là một biện pháp tránh rủi ro, vì nếu có hỏng ao này còn ao kia. Khi bệnh tôm phát sinh, ao nuôi nhỏ sẽ dễ xử lý và ít tốn kém hơn. Nếu dụng cụ, máy móc của một trong số ao này bị hỏng có thể di chuyển bổ sung cho nhau để giải quyết tạm thời. Diện tích tối ưu của ao nuôi tôm nên từ 3.000-5.000m2.

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi 47,4 tỉ đồng bồi thường thiệt hại 102 ao nuôi các loài thủy sản, với diện tích gần 37,3 ha, chiếm gần 63% so với tổng diện tích tham gia bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.

Vào tháng 7-2012, 7 hộ dân ở ấp Xương Thới III (Thới Thạnh, Thạnh Phú, Bến Tre) được Trường Đại học Cần Thơ chọn thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong mương vườn dừa thuộc Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là các hộ dân định cư cặp ngoài vùng đê bao ngọt hóa của Dự án 418.

Chiều 14-2, ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết: Đã lấy mẫu nước và sinh vật lạ được cho là nguyên nhân gây cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại vùng biển của huyện đảo Kiên Hải đưa đi xét nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2.