Cà Mau Bảo Vệ Nguồn Lợi Cá Đồng Bắt Đầu Từ Ý Thức Của Người Dân

Vào mùa khô, mùa thu hoạch cá đồng, người nuôi cá lựa bắt những con cá lớn để bán, con nào còn nhỏ giữ lại để làm cá giống cho mùa sau. Khi mùa mưa đến, cá mang trứng ra môi trường tự nhiên để đẻ con. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cả cá mẹ và cá non bị săn bắt ráo riết, nếu không có biện pháp bảo vệ kiên quyết thì nguồn lợi cá đồng sẽ cạn kiệt nhanh.
Tuy mới bắt đầu mùa sinh sản, cá con rất nhỏ nhưng vì lợi ích kinh tế trước mắt, nhiều nông dân thiếu ý thức săn bắt cá mẹ, dùng lưới mành, lưới mùng, lưới ba màng kích thước lỗ rất nhỏ kéo bắt cá non để cải thiện bữa ăn, thậm chí bán với giá cao, vi phạm quy định về quản lý thuỷ sản. Theo tính toán của các lão nông tri điền, nếu năm nào nước lớn (mưa nhiều) thì 1 tấn cá non thả ra, 1 năm sau có thể cho thu hoạch hàng trăm tấn cá thương phẩm.
Huyện Trần Văn Thời và U Minh (Cà Mau) là 2 địa phương được xem là cái nôi của con cá đồng. Tuy nhiên, với sự khai thác quá mức, thiếu ý thức dẫn đến nguồn lợi này cạn kiệt nhanh.
Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch UBND huyện U Minh, cho biết, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn lợi cá non trên toàn bộ diện tích đất lâm phần U Minh Hạ, huyện U Minh đang tích cực triển khai đợt tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về trách nhiệm bảo vệ cá non, nghiêm cấm mọi hình thức săn bắt, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ cá non trên phạm vi toàn tỉnh.
Huyện cũng giao trách nhiệm cho chủ tịch xã, các lâm trường, công ty lâm nghiệp thực hiện tốt công tác quản lý, đồng thời tổ chức thả cá non xuống ruộng khi mùa mưa bắt đầu nhằm bảo đảm cho cá phát triển, sinh trưởng đúng thời vụ.
Ông Nguyễn Văn Việt, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, cho biết, một thực tế tồn tại là người nuôi cá thì giữ cá, còn người không nuôi cá thì tìm mọi cách để bắt cá. Ðiển hình như dùng vịt con nhấp dụ bắt cá lóc mẹ khi mới đẻ trứng, sau đó khi cá con nở ra thì dùng lưới màng, lưới mùng kích thước lỗ rất nhỏ kéo bắt cá non để bán.
Theo quy định của ngành chức năng, người dân chỉ được mua bán cá đồng đối với loại cá có đủ kích cỡ, trọng lượng như cá lóc 6 con/kg trở lên, cá rô đạt 10 con/kg, cá bổi 10 con/kg… Loại cá có trọng lượng thấp hơn không được phép mua bán.
Anh Phan Thanh Toàn, nông dân xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, cho biết, trước đây người dân dùng lưới để bắt cá, sau đó chọn cá đủ kích cỡ để bán, cá non thả lại làm cá giống, nhưng hiện nay do cá non bán với giá khá cao nên người dân dùng mọi hình thức bắt. Ðây chính là nguyên nhân làm cho nguồn cá non bị tận diệt.
Bên cạnh đó, những năm gần đây, do chuyển sang làm 2 vụ lúa trên năm, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh sản và phát triển của các loài cá đồng. Cộng với nạn trộm cá bằng xiệc điện làm nguồn lợi cá đồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT, cho biết, để ngăn chặn tình trạng bắt cá non, Sở NN&PTNT đã thành lập đội kiểm tra liên ngành kiểm tra thực tế tình trạng mua bán, vận chuyển cá non tại các chợ trong tỉnh.
Ðồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho mọi người dân có ý thức bảo vệ cá non, cũng chính là bảo vệ quyền lợi cho người nuôi cá. Ðối với hành vi bán và mua cá non, sở kiên quyết xử lý với hình thức tịch thu hoặc xử lý hành chính, buộc thả cá trở lại ao đìa.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 6.5, bà Y Lang - Chủ tịch UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) - cho biết: Huyện đang phối hợp với một công ty trà ở Lâm Đồng triển khai trồng 150 ha trà ô long chất lượng cao tại 3 xã: Măng Bút (100 ha), Đăk Tăng (30 ha) và Măng Cành (20 ha).

Đây là một hệ thống sử dụng thiết bị lọc sinh học và vi khuẩn đặc biệt để xử lý nước thải sản sinh trong quá trình nuôi cá, vì thế không ảnh hưởng đến môi trường. Theo các nhà khoa học, công nghệ mới có thể giúp cá sinh trưởng trong môi trường nhiệt độ lý tưởng và ổn định

UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết nhiều nông dân nuôi tôm càng xanh ở các huyện Tam Nông, Lấp Vò… thắng lớn. Với gần 1.500ha tôm càng xanh được thả nuôi trên ruộng lúa, năng suất đạt từ 1,2 - 1,5 tấn/ha, những nơi trúng đạt 1,8 tấn/ha. Giá tôm loại 1 được thương lái mua 270.000 đồng/kg; loại 2 từ 240.000 - 245.000 đồng/kg… bình quân người nuôi lời từ 60 - 100 triệu đồng/ha, cao nhất trong nhiều năm qua.

Ngư dân tỉnh Cà Mau đã "trúng đậm" vụ khai thác thủy sản trên biển ngay trong cơn biển động do cơn bão số 3. Sản phẩm đánh bắt được bao gồm tôm, nhiều nhất là cá khoai, mực… đã làm cho nhiều hộ ngư dân có thu nhập xấp xỉ 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí

Tiếng sóng vỗ ầm ầm, tiếng còi của hàng chục xe đông lạnh chạy vun vút, xen cùng tiếng nói cười nhộn nhịp của chị em phụ nữ tại bến tàu cá, báo hiệu một mùa bội thu trong đánh bắt hải sản.