Cá Mập Xuất Hiện Ở Vịnh Vân Phong Tín Hiệu Vui Về Môi Trường

Đó là nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, trước thông tin cá mập xuất hiện tại vùng biển vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh.
Thời gian gần đây, ngư dân các xã ven biển huyện Vạn Ninh đánh bắt được khá nhiều cá mập con, chủ yếu là cá có trọng lượng từ 3 - 4kg tại khu vực vịnh Vân Phong.
Theo phản ánh của ngư dân, cá mập con được người dân đánh bắt rải rác tại vùng biển xã Vạn Hưng từ trước Tết, sau đó hiện tượng ngư dân trong huyện đánh bắt, câu được cá mập con ngày càng nhiều. Thực tế những năm gần đây, tình trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản ven bờ trong khu vực vịnh Vân Phong quá mức, khiến nguồn lợi hải sản trong vùng có nguy cơ cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái biển.
Thế nhưng, việc ngư dân liên tục đánh bắt được cá mập con được các nhà khoa học cho rằng, đây là hiện tượng lạ, chưa từng có từ trước đến nay ở vùng biển Khánh Hòa.
Anh Lê Minh Trí, một tay câu khá chuyên nghiệp tại xã Vạn Hưng cho biết, từ sau Tết đến nay, anh 4 lần đi câu đều câu trúng cá mập con, chủ yếu cá có trọng lượng từ 3 - 4kg. Theo anh Trí, từ trước đến nay, anh chưa nghe ai câu được cá mập tại vùng biển này.
Nhưng không hiểu sao, từ đầu năm đến nay có khá nhiều người câu được cá, trong đó có ngư dân trong xã giăng lưới bắt được hàng chục con. Vùng biển mà ngư dân câu được cá mập con nằm trong đầm Hòn Già, thuộc thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngư dân gọi những con cá mập câu được là cá nhám. Tên cá nhám thường được người dân Việt Nam gọi, nhưng ngôn ngữ thế giới đều có tên chung là cá mập, trong đó có sự phân theo giống, loài.
Tại vị trí mà người dân câu được cá, mực nước không sâu, khoảng 5 - 7m. Một số nguồn tin cho biết, cách đây khoảng nửa tháng, một ngư dân ở xã Đại Lãnh, trong lúc hành nghề giã cào trên vùng biển thuộc vịnh Vân Phong đã bắt được một con cá mập, ước nặng 3 - 4 tạ.
Ông Trương Thái Hùng, Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh xác nhận thông tin này, tuy nhiên vùng biển chính xác ngư dân đánh được cá mập thì không rõ. Còn theo một số ngư dân, nghề đánh bắt hải sản bằng giã cào thường ở khu vực gần bờ, nơi không có rạn đá, san hô. Vì thế, việc xuất hiện cá mập con sinh sống trong vùng biển này là một hiện tượng lạ, chưa từng có ở địa phương.
Ông Võ Văn Quang, Trưởng phòng Nguồn lợi động vật có xương sống, Viện Hải dương học Nha Trang nói: “Qua hình ảnh những con cá mập được một số người dân chụp lại, ban đầu có thể khẳng định đây là giống cá mập mắt trắng (Grey Shark Carcharhinus).
Cá mập mắt trắng là loại cá có thân hình thoi ngắn, đoạn giữa to, đuôi thon; đỉnh mõm dạng hình nón rộng, răng có dạng hình nón sắc nhọn, hàm trên các răng tách biệt. Kích thước từ 1 - 4m; phân bố rộng ở nhiều vùng biển trên thế giới. Nhiều loài của giống cá mập mắt trắng được tìm thấy ở vùng biển khơi, trên các thềm lục địa và hải đảo, đôi khi bắt gặp ở vùng biển gần bờ.
Ông Võ Văn Quang còn cho biết thêm, chuyện cá mập con xuất hiện tại vùng gần bờ là do trong quá trình di cư để sinh sản, những con cá mập mẹ thường tìm chỗ kín, an toàn để sinh đẻ. Sau khi sinh xong, cá mẹ sẽ trở về biển khơi, bỏ lại đàn con ở khu vực sinh sản.
Cứ như thế, sau khi những con cá mập này lớn, đủ khả năng bơi ra biển lớn thì chúng sẽ bơi ra biển như mẹ nó. Đó là tập quán của cá mập, vì thế chuyện cá mập con xuất hiện là bình thường. Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn: “Cá mập xuất hiện tại vùng biển Khánh Hòa là tín hiệu vui, vì dựa vào đặc điểm môi trường sống của cá mập cho thấy, môi trường biển nơi chúng tìm đến là trong lành, không ô nhiễm”.
Có thể bạn quan tâm

Sự ra đời của Hiệp hội Thủy sản (Basep) trong 3 năm qua đã thể hiện rõ vai trò cầu nối của mình đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản. Gần 50 hội viên có doanh số chiếm tỉ trọng lớn trong toàn hiệp hội, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh...

Ở Tiền Giang, khóm phụng, khóm son là loại trái cây được xem là “hàng độc” để phục vụ nhu cầu chưng nghi của người tiêu dùng cả nước trong dịp Tết. Ông Hà Văn Bảy, nông dân trồng khóm ở xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước (Tiền Giang) cho biết, khóm phụng, khóm son là loại khóm kiểng có màu đỏ son sặc sỡ hoặc hình dáng như chim phụng nên được thị trường rất ưa chuộng. Để có các loại khóm này cung cấp cho thị trường thì các thương lái thường phải đặt hàng từ trước Tết khoảng 1-2 tháng.

Bắt đầu vận hàn7h từ năm 2010, đến nay Sàn Giao dịch Rau quả và Thực phẩm An toàn Hà Nội đã thu hút được 625 Hợp tác xã (HTX) trên 11 tỉnh, thành tham gia với 1.441 điểm phân phối. Cùng với những thành công ban đầu, mô hình này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc phát triển bền vững và tăng thu nhập cho nông dân.

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mexico từ đầu năm 2013 với 5 doanh nghiệp tham gia. Tính đến hết tháng 9/2014 nước này đã nhập trên 65.000 tấn gạo từ Việt Nam. Theo ước tính của Bộ Công Thương, năm nay, các doanh nghiệp trong nước sẽ xuất sang quốc gia Bắc Mỹ này khoảng 87.000 tấn gạo. Hiện Việt Nam đã vượt qua Mỹ trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất vào Mexico.

Việc tái canh cà phê khó khăn không chỉ là vấn đề tổ chức sản xuất, thiếu vốn đầu tư mà còn hạn chế trong việc tìm ra các giải pháp kỹ thuật tổng hợp có cơ sở khoa học và đáp ứng nhu cầu thực tế. Cụ thể, 85% diện tích cà phê tại Đắk Lắk do người dân trực tiếp quản lý và sản xuất nên việc quản lý, đánh giá chất lượng vườn cây chưa đầy đủ.