Cá lóc tăng giá

Cá lóc loại I (loại 700 - 800 gam/con) thương lái thu mua với giá từ 38.000 - 40.000đ/kg, tăng gần 10.000đ/kg so với tháng trước. Tuy nhiên, thời gian gần đây tỷ lệ cá lóc thương phẩm hao hụt cao do thời tiết nắng nóng và dịch bệnh dễ phát sinh.
Theo tính toán của các hộ nuôi, với giá như hiện nay, sau khi trừ toàn bộ chi phí về con giống, thức ăn và các chi phí khác, người nuôi thu lãi 5 triệu đồng/tấn cá thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Theo các hộ nông dân, bưởi đường lá cam Bạch Đằng hiện nay không đủ cung ứng cho các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, trong đó thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay là Hà Nội.

Năm 2007, ông Trần Minh Mẫn ở khu vực 2, phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) thăm người bạn Việt kiều ở tỉnh Tiền Giang. Tại đó, ông được người bạn giới thiệu từng mua hai cây mít giống Myanmar đem về trồng nhưng không hợp phong thổ nên còi cọc, có một cây sống ra một cành duy nhất cho 3 trái. Người bạn biếu ông một trái làm quà.

Nghề nuôi tôm công nghiệp thất bát, nhiều nơi "treo" đầm; trong tình thế khó khăn ấy, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) lại xuất hiện những cách làm sáng tạo, thay đổi quy trình sản xuất, đạt năng suất, sản lượng cao. Nông dân không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho người nuôi tôm công nghiệp mà còn cho nền kinh tế của huyện nhà.

Ghẹ vùng biển Trà Cổ (TP Móng Cái, Quảng Ninh) nổi tiếng có chất lượng ngon nhờ độ mặn nước biển cao. Tuy nhiên, sản phẩm này hiện không có nhãn mác và không phân loại. Điều này, khó tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các loại ghẹ đến từ nơi khác khi xuất khẩu hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước...

Lúc 19 giờ ngày 13/1/2014, Đội Quản lý thị trường số 5 (Chi cục Quản lý thị trường Vĩnh Long) bắt quả tang 26 kg tôm càng xanh loại 2 bị bơm thạch rau câu, tại cơ sở mua bán tôm của hộ Nguyễn Thị Bé (Ấp 3, xã Hòa Thạnh - Tam Bình, ảnh).