Cá Lóc Tam Nông Trúng Mùa, Trúng Giá

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá lóc thương phẩm trong niềm phấn khởi bởi cá lóc trúng mùa, trúng giá…
Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua với giá dao động từ 38.000 đồng/kg đến trên 40.000 đồng/kg (tăng hơn cùng kỳ năm trước từ 2.000 - 5.000 đồng/kg) để chở đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng Nam Bộ.
Theo đa số người nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ, cứ đầu tư trên - dưới 4kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá lóc thương phẩm. Trong khi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp thì sản phẩm thủy sản đang được người tiêu dùng quan tâm nên việc tiêu thụ dễ dàng, giá bán tăng cao. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi trên - dưới 15 triệu đồng, cao hơn 5 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.
Với 2 ao rộng 500 m2 phía sau nhà, anh Lê Văn Sơn ở xã Phú Thành A đã thả nuôi hơn 15.000 con cá lóc giống đầu nhím, sau hơn 4 tháng chăm sóc, anh tát ao và thu hoạch được tổng sản lượng 5,1 tấn cá lóc đầu nhím thương phẩm, bán với giá 40.000 đồng/kg, anh Sơn có thu nhập trên 200 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc anh Sơn còn thực lãi hơn 80 triệu đồng.
Hiện toàn huyện Tam Nông có gần 100 ha mặt nước ao, hầm, lồng, bè, mùng lưới… tập trung nhiều tại các xã Phú Thọ, Phú Thành A, An Hòa, Phú Hiệp và Phú Cường.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) siêu thâm canh tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu Thành. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 5 tỷ đồng (trong đó ngân sách là 2.437.730.000 đồng, vốn đối ứng của dân là 2.562.270.000 đồng) từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ; thời gian thực hiện 24 tháng (từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2017).

Sau khi thu hoạch tôm vụ 1, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiến hành xử lý, cải tạo ao đầm, nạo vét kênh mương, vệ sinh môi trường vùng nuôi đúng quy trình kỹ thuật để tiếp tục thả giống vụ 2.

Từ lâu, nghề nuôi tôm ở xã Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, nhiều hộ gia đình đã giàu lên nhờ nuôi tôm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây cứ đến thời điểm gần thu hoạch, tôm nuôi ở xã Hải Lạng lại chết do dịch bệnh. Thực trạng này đã gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ nuôi trồng thuỷ hải sản, đòi hỏi Hải Lạng cần có hướng đi phù hợp để nghề nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển bền vững.

Trong những năm qua, nuôi thủy sản ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã có bước chuyển biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Số lượng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được Nga công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường này hiện mới dừng lại ở con số 30 doanh nghiệp