Cá Lóc Nuôi 35.000 - 37.000 Đ/kg

Giá cá lóc nuôi bán lẻ tại các chợ lớn trung tâm huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh An Giang dao động từ 45.000 – 50.000 đ/kg. Trong khi đó, giá mua của thương lái tại đồng chỉ 35.000 – 37.000 đ/kg, không tăng so cùng kỳ năm ngoái. Nếu hạch toán chi phí giá thành sản xuất, người chăn nuôi không có lời và còn lỗ công lao động.
Tháng tư âm lịch hàng năm, nông dân nuôi cá lóc bằng vèo vùng ven sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên chuẩn bị thả cá giống, đảm bảo chu kỳ thời vụ nuôi đợt 1 và gối đầu đợt 2 vào mùa nước nổi. Tuy nhiên, nguồn cá tạp làm mồi nuôi cá lóc ngày càng khó khăn và giá thức ăn công nghiệp tăng cao, khiến người nuôi cá lóc không mặn mà vào vụ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ cần mua 200kg lươn giống nuôi trong sáu tháng sẽ có lời 100-200 triệu đồng. Lời quảng cáo này đã đẩy nhiều nông dân vào cảnh đổ nợ.

Hội thảo “Mô hình trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn (giổi xanh) năm thứ 2 được Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh phối hợp xã Thanh Hưng và Thanh Chăn, huyện Điện Biên tổ chức ngày 2/10. Mô hình đầu tư từ nguồn vốn của TTKN Quốc gia, qui mô 28,5ha với 70 hộ tham gia (Thanh Chăn, 14,5ha, 35 hộ; Thanh Hưng 14ha với 35 hộ).

Gia đình ông Sinh có 2,6 hécta cà phê, trước đây, năng suất chỉ đạt hơn 2,5 tấn/hécta. Năm 2012, ông mạnh dạn lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống, và năng suất cà phê đã tăng lên trên 3 tấn/hécta. Riêng niên vụ cà phê 2014, năng suất ước đạt trên 3,5 tấn/hécta.

Tận dụng nguồn nước dồi dào từ hồ Sông Mây xả ra, một số người dân ở ấp Sông Mây, xã Bắc Sơn (huyện Trảng Bom) đã lập trại nuôi cá giống. Mỗi năm các trại cá giống ở đây cung cấp cho thị trường khoảng 400 tấn cá giống các loại.

Đây là mô hình đã được Tín Nghĩa tổ chức thành công ở một số tỉnh, thành, như: Đắk Lắk, Gia Lai…Tại Đồng Nai, mô hình này sẽ được thực hiện thí điểm tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ rồi tiếp tục mở rộng ra các địa phương khác.