Cá lóc đạt tiêu chuẩn VietGAP được bao tiêu sản phẩm

Đây là lô hàng nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo đó, sản lượng được bao tiêu hằng năm đối với hộ ông Phước từ 2 – 2,5 tấn/năm.
Kích cỡ cá từ 500 gram/con trở lên.
Giá mua sẽ cao hơn giá thị trường 1.000 đồng/kg (giá thị trường được xác định trên cơ sở giá tham chiếu từ 3 vựa cá lớn nhất của TP. Long Xuyên).
Hiện nay, đã có 1 cơ sở nuôi cá lóc, 1 cơ sở nuôi lươn, 6 hộ nuôi tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh đạt chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ được Trung tâm Giống Thủy sản tỉnh cung cấp cho các bếp ăn tập thể trường học, bệnh viện, nhà hàng, siêu thị Co.opMart...
Có thể bạn quan tâm

Tính đến hết tháng 2/2014, XK chả cá và surimi sang Nhật Bản đã tăng trưởng trên 60% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái tương ứng 3,6 triệu USD.

Tỉnh Bình Định vừa cấp phép triển khai thí điểm mô hình đánh bắt cá ngừ đại dương theo chuỗi từ khai thác đến thu mua và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cho 5 hộ dân địa phương.

Đây là mục tiêu được đặt ra tại Đề án khung sản phẩm quốc gia "Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng.

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu ưu tiên phân bổ vốn cho các chính sách, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, khai thác thủy sản.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong những năm tới Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chuyển thêm 90.000 héc ta đất nông nghiệp bị ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản.