Cá Linh Non Đầu Nguồn Chỉ 30.000 Đồng/kg

Ông Huỳnh Văn Vẹn ở xã Vĩnh Hội Đông An Phú (An Giang) cho biết, đầu mùa lũ, đáy dính cá linh non ít, bình quân mỗi ngày chỉ khoảng 5 - 10 kg.
Nếu ở các chợ tại TP. Long Xuyên, cá linh có giá trên 100.000 đồng/kg thì ngư dân tại đây cân cho bạn hàng chỉ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Vào buổi chiều, tại chợ gần cầu kênh Thầy Bang (giáp ranh xã Vĩnh Hội Đông và Phú Hội), các bạn hàng tập kết cá linh non về bán với giá khoảng 40.000 đồng/kg (moi ruột sẵn).
Theo kinh nghiệm dân gian, với màu nước đỏ phù sa như hiện nay, có thể cá linh sẽ xuất hiện nhiều trong mùa lũ này.
Có thể bạn quan tâm

Đó là nhận định của đại diện Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đưa ra vào ngày 30-6, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng nấm linh chi, anh Hoàng Xuân Hòa ở ấp Tân Thịnh, xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã mạnh dạn áp dụng. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên trại nấm gia đình anh cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Huyện hiện có hơn 80.000 dân, bao gồm 3 dân tộc anh em: Kinh, Vân Kiều, Pa Kô, trong đó đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chiếm gần 50% dân số. Ngoài ra, Hướng Hóa có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực trên Hành lang kinh tế Đông-Tây.

CXT30 là giống lúa thuần cực ngắn ngày với nhiều ưu điểm nổi trội trong canh tác cũng như chế biến gạo. Tại hội thảo, PGS TS Tạ Minh Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, tác giả giống lúa CXT30 đã giới thiệu về quy trình canh tác giống lúa này.

Anh Võ Quốc Phú trồng hơn 7 công sầu riêng ở ấp 2, xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho biết: đầu tháng 5, sầu riêng hạt lép được thương lái thu mua tại vườn giá từ 35.000 - 38.000 đồng/kg, với mức giá này, mỗi ha trồng sầu riêng, nông dân thu về khoảng 100 triệu đồng.