Cá Linh Non Đầu Mùa Nước Nổi Giá Cao, Cung Không Đủ Cầu

Những ngày gần đây, cá linh non - sản vật thiên nhiên đặc trưng của mùa nước nổi - đã xuất hiện ở một số địa điểm trên sông Tiền thuộc địa phận các huyện đầu nguồn như thị xã Tân Châu của tỉnh An Giang, thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự của Tỉnh Đồng Tháp.
Do là cá linh đầu mùa nên cá còn rất nhỏ, con lớn nhất cũng chỉ bằng đầu đũa ăn. Nhiều tiểu thương bán cá ở chợ cho biết, năm nay, cá linh non về sớm hơn so với mọi năm, giá từ 140.000 - 150.000 đồng/kg, nhưng cung không đủ cầu. Nhận định trong những ngày tới, cá linh non sẽ xuất hiện nhiều hơn và trọng lượng cũng lớn hơn so với hiện tại.
Đi kèm với con cá linh non thì bông điển điển cũng đã xuất hiện, với giá bán ở các chợ từ 60.000 - 70.000 đồng/kg. Cũng theo nhiều tiểu thương, giá bán bông điên điển sẽ có biến động trong những ngày tới do khi vào mùa nước nổi điên điển ra bông rộ.
Có thể bạn quan tâm

Hội thi “Bình tuyển cây bơ năng suất cao, chất lượng tốt năm 2014”, do Trung tâm Nghiên cứu, chuyển giao cây công nghiệp và cây ăn quả (NCCG CCN CAQ) Lâm Đồng vừa tổ chức, đã chọn được cây bơ “ưu tú” nhất trong tổng số 100 cây bơ ở các vùng trọng điểm trồng bơ trong toàn tỉnh gửi về dự thi.

Khoảng 3 năm trở lại đây, khi chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công được thực hiện, gia đình ông Phạm Văn Việt cũng như bao gia đình khác vùng đất Gia An (Tánh Linh) đã xóa bỏ lò gạch thủ công.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Phụ nữ huyện Ba Bể là xây dựng và nhân rộng các mô hình phụ nữ phát triển kinh tế. Do đó, nhiều mô hình thực hiện thành công đã góp phần giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo, vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) từ năm trước đã nổi tiếng với những “đại gia” nổi lên từ nuôi tôm chân trắng. Nhưng đến nay, nghề nuôi tôm ở Móng Cái còn được biết đến bởi những cách làm mới, hiệu quả hơn. Đó là phương thức nuôi tôm mùa đông trong nhà kín, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thuỷ sản.

Theo Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), vùng chuyên canh các giống hồng ăn trái của Đà Lạt và vùng phụ cận có thể ghép cải tạo với 2 giống hồng mới của Nhật Bản đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, có tên là Fuyu và Jiro.