Cả Làng Đi Học Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Dù phải mất kinh phí nhưng bà con ở Vĩnh Phúc vẫn rủ nhau đi học phòng chống dịch cúm gia cầm, bởi khi có kiến thức thì chăn nuôi sẽ đạt hiệu quả kinh tế lâu dài.
Trong bối cảnh dịch cúm gia cầm trong đàn gà, vịt hay dịch tai xanh của lợn đang có nguy cơ lan rộng ở nhiều địa phương trong cả nước, việc đẩy mạnh tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, cách phòng trừ bệnh dịch cho đàn gia cầm gia súc... đang là mong muốn của nhiều hộ chăn nuôi gia cầm tỉnh Vĩnh Phúc.
Mỗi lớp bồi dưỡng kiến thức nuôi gà tiêu chuẩn VietGap có khoảng 40 học viên, tất cả đều là các hộ chăn nuôi ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Học lý thuyết đến đâu, học viên thực tập ngay trên con gà đã được mổ để quan sát thực tế. Với mỗi loại bệnh của gà, người chăn nuôi sẽ biết sử dụng thuốc gì? Liều lượng ra sao?...
Những kiến thức này khắc hẳn với những gì mà các hộ nuôi gà xã Vĩnh Sơn đang chăn nuôi theo kiểu truyền thống và kinh nghiệm tích lũy được.
Có thể bạn quan tâm

Tôm khoẻ mạnh vỏ thường có màu xanh lá cây, hoạt động (di chuyển, bắt mồi) nhanh nhẹn. Màu xanh da trời ở tôm khoẻ thường có ngay sau khi lột xác, một thời gian sau chuyển sang màu xanh lá cây. Cũng có giống tôm do di truyền hoặc do thức ăn, điều kiện nuôi dưỡng mà có màu xanh da trời ngay cả khi tôm khoẻ mạnh, cơ thể không lột xác.

Chiều 9.6, Phó Chủ tịch thường trực T.Ư Hội NDVN Hà Phúc Mịch đi thăm mô hình trồng quýt của anh Trần Văn Bảo ở ấp 8, xã Tấn Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Bộ NNPTNT vừa có văn bản đề nghị Bộ TNMT xem xét, đưa tôm thẻ chân trắng (TTCT) ra khỏi danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Lý do là nếu giữ TTCT trong danh mục đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển sản xuất và xuất khẩu loại thủy sản này

Sau dừa, khoai lang, cua..., các thương nhân Trung Quốc (TQ) đã đến vùng nguyên liệu ở ĐBSCL đặt trạm và trực tiếp mua khóm (dứa) của nông dân với giá cao. Họ còn tới tận ruộng khóm xem xét và gợi ý sẽ “cung cấp thuốc” để nông dân xử lý cho trái thật to!

Trái cóc là một loại quả có nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc trái cóc dùng để ăn (có vị ngọt và hơi chua, rất dễ ăn), lá cóc còn dùng để nấu canh chua - món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng