Cả Làng Đi Học Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Dù phải mất kinh phí nhưng bà con ở Vĩnh Phúc vẫn rủ nhau đi học phòng chống dịch cúm gia cầm, bởi khi có kiến thức thì chăn nuôi sẽ đạt hiệu quả kinh tế lâu dài.
Trong bối cảnh dịch cúm gia cầm trong đàn gà, vịt hay dịch tai xanh của lợn đang có nguy cơ lan rộng ở nhiều địa phương trong cả nước, việc đẩy mạnh tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, cách phòng trừ bệnh dịch cho đàn gia cầm gia súc... đang là mong muốn của nhiều hộ chăn nuôi gia cầm tỉnh Vĩnh Phúc.
Mỗi lớp bồi dưỡng kiến thức nuôi gà tiêu chuẩn VietGap có khoảng 40 học viên, tất cả đều là các hộ chăn nuôi ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Học lý thuyết đến đâu, học viên thực tập ngay trên con gà đã được mổ để quan sát thực tế. Với mỗi loại bệnh của gà, người chăn nuôi sẽ biết sử dụng thuốc gì? Liều lượng ra sao?...
Những kiến thức này khắc hẳn với những gì mà các hộ nuôi gà xã Vĩnh Sơn đang chăn nuôi theo kiểu truyền thống và kinh nghiệm tích lũy được.
Có thể bạn quan tâm

Đối với huyện Tri Tôn (An Giang), phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải gắn với hiệu quả thiết thực. Với lợi thế còn quỹ đất rộng, địa phương có điều kiện phát huy các mô hình sản xuất lớn, liên kết làm ăn theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Tham gia mô hình, có 140 con cừu được triển khai cho 10 hộ nuôi. Theo đó, mỗi hộ được vay 30 triệu đồng để đầu tư mua con giống và làm chuồng trại. Trong quá trình nuôi, Hội Nông dân tỉnh phối hợp cơ quan chức năng tổ chức tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật chọn giống, xây dựng chuồng trại, phòng chống dịch bệnh và cử cán bộ thường xuyên xuống từng hộ theo dõi trong quá trình nuôi.

Hiện nay, tổng đàn hươu của Hương Sơn trên 31.000 con, trong đó khoảng 15.000 con hươu đực đang vào thời kỳ cho lộc nhung tốt, tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Châu, Sơn Lâm, Sơn Quang, Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Ninh, Sơn Giang, Sơn Tây, Sơn Lệ, Sơn Hồng…

Là nơi hình thành Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer đầu tiên trong tỉnh, những năm qua Phước Hậu phát triển thêm các mô hình chăn nuôi trang trại gia đình, được định danh là gia trại. Theo mô hình này, những người nông dân địa phương đã tận dụng lá nho, lá táo tại vườn nhà để làm thức ăn nuôi dê rất hiệu quả.

Cách đây khoảng 15 năm, ông Trần Giáp Thìn ở ấp Miễu, xã Phước Tân, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã thoát nghèo nhờ nghề nuôi dê. Từ 5 con dê giống, chẳng mấy chốc gia đình ông Thìn đã có đàn dê 200 con. Thấy ông Thìn khá lên nhờ dê, nhiều nông dân nghèo trong tỉnh tìm đến ông học tập và mua giống về nhân đàn. Ngày nay, khi đồng cỏ tại ấp Miễu bị thu hẹp, không còn nơi chăn thả, ông Thìn chuyển sang buôn dê, thu nhập bạc tỷ.