Cả Làng Đi Học Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Dù phải mất kinh phí nhưng bà con ở Vĩnh Phúc vẫn rủ nhau đi học phòng chống dịch cúm gia cầm, bởi khi có kiến thức thì chăn nuôi sẽ đạt hiệu quả kinh tế lâu dài.
Trong bối cảnh dịch cúm gia cầm trong đàn gà, vịt hay dịch tai xanh của lợn đang có nguy cơ lan rộng ở nhiều địa phương trong cả nước, việc đẩy mạnh tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, cách phòng trừ bệnh dịch cho đàn gia cầm gia súc... đang là mong muốn của nhiều hộ chăn nuôi gia cầm tỉnh Vĩnh Phúc.
Mỗi lớp bồi dưỡng kiến thức nuôi gà tiêu chuẩn VietGap có khoảng 40 học viên, tất cả đều là các hộ chăn nuôi ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Học lý thuyết đến đâu, học viên thực tập ngay trên con gà đã được mổ để quan sát thực tế. Với mỗi loại bệnh của gà, người chăn nuôi sẽ biết sử dụng thuốc gì? Liều lượng ra sao?...
Những kiến thức này khắc hẳn với những gì mà các hộ nuôi gà xã Vĩnh Sơn đang chăn nuôi theo kiểu truyền thống và kinh nghiệm tích lũy được.
Có thể bạn quan tâm

Vì lợi ích trước mắt, nhiều bà con đã phá bỏ vườn cây ăn trái chuyển sang trồng xoài Đài Loan. Tuy nhiên, hiện nhà vườn đang lao đao vì xoài rớt giá.

Theo Bộ Công Thương, trong 5 tháng đầu năm nay ngành nông nghiệp xuất siêu 3,56 tỷ USD, giảm so với 3,73 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 5, kim ngạch XK mặt hàng nông, thủy sản đạt 1,829 tỷ USD, đưa nhóm mặt hàng này đạt 8,916 tỷ USD trong 5 tháng qua, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2013.

Đến hẹn lại lên, thời điểm này mùa vụ thu hoạch của mận hậu Sơn La. Năm nay, thời tiết thuận lợi bà con nông dân lại được mùa, có lãi, giá bán buôn trung bình từ 5 -7 nghìn đồng/kg.

Nhu cầu sử dụng giống chất lượng đang ngày càng gia tăng, trong khi các đơn vị cung ứng trên địa bàn chỉ đáp ứng được 15-20% diện tích sử dụng. Từ vụ xuân 2014, Công ty TNHH MTV Giống & Vật tư nông nghiệp (VTNN) Mitraco tiến hành khảo nghiệm, sản xuất nhân lúa giống không chỉ nhằm chủ động nguồn cung ứng, tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng mà còn góp phần tái cơ cấu bộ giống chủ lực của tỉnh…

Ông Huỳnh Hồng Tiền, ngụ ấp Đông Bình Trạch, xã Vĩnh Thành (Châu Thành - An Giang) cho biết, ông trồng 1 héc-ta dưa leo đang cho thu hoạch, bán từ 7.000 – 9.000 đồng/kg (tùy loại), tăng gấp 3-4 lần so thời điểm Tết Nguyên đán. Với giá bán này, trừ các khoản chi phí, ông còn lãi trên 7 triệu đồng/công.