Cá Kèo Giảm Giá Mạnh

Do phần lớn diện tích tôm nuôi bị thiệt hại, nhiều nông dân ở Vĩnh Châu, Trần Đề (Sóc Trăng) đã chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác.
Phổ biến là cá kèo, cua biển, artemia và cá chẽm. Riêng tại huyện Vĩnh Châu, diện tích nuôi cá kèo khá phát triển. Đến ngày 10/9, địa phương này đã thả nuôi trên 200 ha.
Nhiều người thả nuôi nên nhu cầu con giống khá cao. Có thời điểm, giá cá kèo giống đạt trên 07 triệu đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay.
Hiện một số diện tích nuôi cá kèo đã thu hoạch. Diện tích mở rộng và sản lượng lớn nên dẫn đến tình trạng “cung vượt cầu”. Những ngày qua, giá cá kèo giảm mạnh, thương lái mua vào chỉ khoảng trên 50.000 đồng/kg.
Theo nông dân nuôi cá kèo, do giá thức ăn liên tục tăng nên sau khi trừ chi phí, đều bị lỗ hoặc huề vốn. Hiện nay, giá cá kèo giống giảm còn dưới 3 triệu đồng/kg
Có thể bạn quan tâm
Báo Kinh tế nông thôn từng có bài phản ánh tình trạng ô nhiễm tại vùng nuôi tôm trên cát tại hai thôn Bắc Hòa, Phú Hòa thuộc xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh). Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của TP.Biên Hòa, làng cá bè trên tuyến sông Cái sẽ là một trong những điểm nhấn trong tuyến du lịch sinh thái sông Đồng Nai. Chủ trương sắp xếp, quy hoạch lại làng cá bè được thành phố thực hiện từ nhiều năm trước đây.

Giai đoạn 2010 - 2015 sản lượng ngành Thủy sản Nghệ An đạt 145.000 tấn, tăng 45% so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ qua đặt ra; kết quả đó là từ nỗ lực của nghề cá nhân dân trong khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy, hải sản...

Theo lịch thời vụ, thời gian thả nuôi tôm quảng canh mô hình tôm - lúa đã kết thúc, ngành nông nghiệp Sóc Trăng khuyến cáo nông dân cần xả bỏ nước mặn, tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn cho đất, chuẩn bị gieo sạ lại vụ lúa để sản xuất bền vững.

Bên cạnh những mùa bội thu, nhiều vụ người nuôi tôm lâm vào cảnh tay trắng vì tôm dịch, chết. Khi tôm chết, đỏ thân thì xuất hiện một nghề rất mới - nghề buôn tôm đỏ (tôm thối).