Cá Hồi Vân - Tiềm Năng Kinh Tế Vùng Cao

Cá hồi vân, tên khoa học là Oncorhynchus mykiss, là loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là các sản phẩm được chế biến từ thịt và trứng cá. Từ năm 2005, nước ta đã du nhập loài này và nuôi ở nhiều địa phương như: Sapa (Lào Cai), Lâm Đồng.., bước đầu mang lại hiệu quả lớn về kinh tế.
Loài cá ưa nước lạnh
Cá hồi vân có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương ở khu vực Bắc Mỹ. Đặc điểm chính của loài cá này là trên mình cá có các chấm màu đen hình cánh sao. Đến giai đoạn thành thục, trên lườn cá xuất hiện các vân màu hồng, đặc trưng của giống cá đực khi đến mùa sinh sản.
Cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nước từ 10-200C, hàm lượng ôxy hòa tan cao >7mg/l. Cá thích hợp với hệ thống nuôi có dòng nước chảy nhẹ, độ pH dao động từ 6,7-8,6, thích hợp với các địa phương có độ cao >1.000m so với mực nước biển. Cá hồi vân được nuôi ở Việt Nam trước mắt sẽ thay thế được một lượng lớn cá hồi nhập khẩu, đồng thời sử dụng lợi thế nguồn nước lạnh và khuyến khích phát triển du lịch ở địa phương...
Hiệu quả nhưng nhiều khó khăn
Cá hồi vân cũng dễ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu, các bệnh ký sinh trùng… đã và đang làm thiệt hại không nhỏ đến việc sản xuất loài cá này. |
Hiện nay trên thị trường cá hồi từ l-1,8 kg/con có giá từ 350.000 - 400.000 đồng/kg. Nếu nuôi bằng thức ăn công nghiệp, một năm cá có thể đạt trọng lượng gần 2 kg. Hiệu quả mang lại thì cao, tuy nhiên người nuôi còn gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là con giống và thức ăn phải nhập từ nước ngoài nên chi phí đầu vào cao, người nuôi không chủ động được. Bên cạnh đó, quy trình, kỹ thuật chăm sóc và quản lý còn chưa sâu nên rất dễ thất bại. Thêm vào đó là vốn đầu tư lớn. Mặt khác, cá hồi vân dễ nhạy cảm với nhiệt độ cao, hay mắc bệnh khi chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi…
Việc nuôi thành công loài cá này mở hướng phát triển mới của nhiều địa phương. Tuy nhiên về lâu dài, cần phải có sự đầu tư hơn nữa về mọi mặt để sản phẩm từ cá hồi vân không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu, ít nhất là ở thị trường Đông Nam Á.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, năng suất lúa toàn tỉnh gần như đã kịch trần về năng suất cả ở vụ xuân và vụ mùa, do đó việc chuyển đổi cơ cấu giống là một trong những giải pháp để giúp bà con nông dân nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác.

Các loại hoa quả sẽ được trồng thêm gồm bưởi Năm Roi, bưởi da xanh; cam sành; xoài cát Hòa Lộc; sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, Ri 6; măng cụt; thanh long và vú sữa Lò Rèn.

Nhờ đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Nguyễn Văn Đông (60 tuổi) ở ấp Trường Đức, xã Trường Đông, huyện Hòa Thành, Tây Ninh đã có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.

Với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ nông dân (T.Ư Hội NDVN), nông dân vùng cao Yên Sơn (Tuyên Quang) bắt đầu làm quen với nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Ngay lứa đầu tiên, hiệu quả của mô hình đã được khẳng định.

Hình thành hợp tác xã (HTX) chăn nuôi, trồng trọt, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, phát triển cây con đặc sản... là những giải pháp đang được TP.Hà Nội ưu tiên thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của địa phương...