Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Hồi Vân - Tiềm Năng Kinh Tế Vùng Cao

Cá Hồi Vân - Tiềm Năng Kinh Tế Vùng Cao
Ngày đăng: 23/11/2011

Cá hồi vân, tên khoa học là Oncorhynchus mykiss, là loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là các sản phẩm được chế biến từ thịt và trứng cá. Từ năm 2005, nước ta đã du nhập loài này và nuôi ở nhiều địa phương như: Sapa (Lào Cai), Lâm Đồng.., bước đầu mang lại hiệu quả lớn về kinh tế.

Loài cá ưa nước lạnh

Cá hồi vân có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương ở khu vực Bắc Mỹ. Đặc điểm chính của loài cá này là trên mình cá có các chấm màu đen hình cánh sao. Đến giai đoạn thành thục, trên lườn cá xuất hiện các vân màu hồng, đặc trưng của giống cá đực khi đến mùa sinh sản.

Cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nước từ 10-200C, hàm lượng ôxy hòa tan cao >7mg/l. Cá thích hợp với hệ thống nuôi có dòng nước chảy nhẹ, độ pH dao động từ 6,7-8,6, thích hợp với các địa phương có độ cao >1.000m so với mực nước biển. Cá hồi vân được nuôi ở Việt Nam trước mắt sẽ thay thế được một lượng lớn cá hồi nhập khẩu, đồng thời sử dụng lợi thế nguồn nước lạnh và khuyến khích phát triển du lịch ở địa phương...

Hiệu quả nhưng nhiều khó khăn

Cá hồi vân cũng dễ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu, các bệnh ký sinh trùng… đã và đang làm thiệt hại không nhỏ đến việc sản xuất loài cá này.

Hiện nay trên thị trường cá hồi từ l-1,8 kg/con có giá từ 350.000 - 400.000 đồng/kg. Nếu nuôi bằng thức ăn công nghiệp, một năm cá có thể đạt trọng lượng gần 2 kg. Hiệu quả mang lại thì cao, tuy nhiên người nuôi còn gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là con giống và thức ăn phải nhập từ nước ngoài nên chi phí đầu vào cao, người nuôi không chủ động được. Bên cạnh đó, quy trình, kỹ thuật chăm sóc và quản lý còn chưa sâu nên rất dễ thất bại. Thêm vào đó là vốn đầu tư lớn.  Mặt khác, cá hồi vân dễ nhạy cảm với nhiệt độ cao, hay mắc bệnh khi chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi…

Việc nuôi thành công loài cá này mở hướng phát triển mới của nhiều địa phương. Tuy nhiên về lâu dài, cần phải có sự đầu tư hơn nữa về mọi mặt để sản phẩm từ cá hồi vân không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu, ít nhất là ở thị trường Đông Nam Á.


Có thể bạn quan tâm

Diện tích mía nguyên liệu giảm trên 600 ha Diện tích mía nguyên liệu giảm trên 600 ha

Ông Hồ Thành Phi, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cho biết: Do hiệu quả kinh tế cây mía thấp, Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO) thiếu quyết tâm đầu tư nên nông dân trong vùng nguyên liệu mía của huyện đã phá bỏ mía chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, khiến cho diện tích mía nguyên liệu bị giảm mạnh.

18/08/2015
Để vụ lúa thành công trên đất tôm Để vụ lúa thành công trên đất tôm

Năm 2014, vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau tuy không được như mong đợi, nhưng tính hiệu quả bền vững của mô hình sản xuất kết hợp này nhiều năm qua đã khẳng định được vị thế trong lòng người dân ở những vùng chuyển dịch. Chính vì thế, năm 2015, người dân trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì và phát triển vụ lúa - tôm.

18/08/2015
Hỗ trợ HTX sầu riêng Ngũ Hiệp tiêu thụ tốt nông sản hàng hóa Hỗ trợ HTX sầu riêng Ngũ Hiệp tiêu thụ tốt nông sản hàng hóa

Nhằm giải quyết tốt đầu ra ổn định cho các nông sản hàng hóa chủ lực của địa phương, Tiền Giang đang triển khai dự án "Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế gắn với tiêu thụ sản phẩm" tại HTX sầu riêng Ngũ Hiệp. Tổng kinh phí dự án trên 170 triệu đồng, trong đó vốn đối ứng của HTX hơn 92 triệu đồng. Thời gian triển khai dự án từ tháng 8 - 12/2015.

18/08/2015
Sầu riêng nhúng thuốc sự thật và nỗi oan Sầu riêng nhúng thuốc sự thật và nỗi oan

Sau một thời gian thông tin trái cây bị nhúng hóa chất cho mau chín và bảo quản được lâu tạm lắng xuống thì những ngày qua trên mạng xã hội, một loạt hình ảnh chụp cận cảnh trái sầu riêng ngâm trong thùng hóa chất màu vàng được share (chia sẻ) với tốc độ chóng mặt. Những hình ảnh này cùng với lời cảnh báo các công ty xuất khẩu trái cây của Trung Quốc đang sử dụng một loại hóa chất độc hại để làm chín các loại trái như sầu riêng, mít, chuối, xoài, táo… khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng.

18/08/2015
Hội thảo ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho Hội thảo ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho

Ngày 13-8, tại xã Nhơn Sơn, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL phòng, chống nấm mốc trên Nho giai đoạn trước và sau thu hoạch. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Khoa học& Công nghệ, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các nhóm liên kết trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

18/08/2015