Cá Hồi Vân - Tiềm Năng Kinh Tế Vùng Cao

Cá hồi vân, tên khoa học là Oncorhynchus mykiss, là loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là các sản phẩm được chế biến từ thịt và trứng cá. Từ năm 2005, nước ta đã du nhập loài này và nuôi ở nhiều địa phương như: Sapa (Lào Cai), Lâm Đồng.., bước đầu mang lại hiệu quả lớn về kinh tế.
Loài cá ưa nước lạnh
Cá hồi vân có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương ở khu vực Bắc Mỹ. Đặc điểm chính của loài cá này là trên mình cá có các chấm màu đen hình cánh sao. Đến giai đoạn thành thục, trên lườn cá xuất hiện các vân màu hồng, đặc trưng của giống cá đực khi đến mùa sinh sản.
Cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nước từ 10-200C, hàm lượng ôxy hòa tan cao >7mg/l. Cá thích hợp với hệ thống nuôi có dòng nước chảy nhẹ, độ pH dao động từ 6,7-8,6, thích hợp với các địa phương có độ cao >1.000m so với mực nước biển. Cá hồi vân được nuôi ở Việt Nam trước mắt sẽ thay thế được một lượng lớn cá hồi nhập khẩu, đồng thời sử dụng lợi thế nguồn nước lạnh và khuyến khích phát triển du lịch ở địa phương...
Hiệu quả nhưng nhiều khó khăn
Cá hồi vân cũng dễ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu, các bệnh ký sinh trùng… đã và đang làm thiệt hại không nhỏ đến việc sản xuất loài cá này. |
Hiện nay trên thị trường cá hồi từ l-1,8 kg/con có giá từ 350.000 - 400.000 đồng/kg. Nếu nuôi bằng thức ăn công nghiệp, một năm cá có thể đạt trọng lượng gần 2 kg. Hiệu quả mang lại thì cao, tuy nhiên người nuôi còn gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là con giống và thức ăn phải nhập từ nước ngoài nên chi phí đầu vào cao, người nuôi không chủ động được. Bên cạnh đó, quy trình, kỹ thuật chăm sóc và quản lý còn chưa sâu nên rất dễ thất bại. Thêm vào đó là vốn đầu tư lớn. Mặt khác, cá hồi vân dễ nhạy cảm với nhiệt độ cao, hay mắc bệnh khi chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi…
Việc nuôi thành công loài cá này mở hướng phát triển mới của nhiều địa phương. Tuy nhiên về lâu dài, cần phải có sự đầu tư hơn nữa về mọi mặt để sản phẩm từ cá hồi vân không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu, ít nhất là ở thị trường Đông Nam Á.
Có thể bạn quan tâm

6 tháng đầu năm 2015, dù kinh tế còn khó khăn nhưng ngành Công thương tỉnh Tiền Giang vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao. Tình hình xuất khẩu dù có nhiều sản phẩm đạt giá trị kinh tế cao so với cùng kỳ năm 2014 nhưng vẫn đang đối diện với tình hình xuất khẩu hàng nông, thủy sản giảm. Đây là nhận định của Sở Công thương tại Hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ của ngành trong 6 tháng đầu năm và đề ra giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2015 được tổ chức vào ngày 13-7.

Anh Nguyễn Thành Tân (xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành) là một trong những người gặt hái thành công từ nghề ương, nuôi cá giống, cá tai tượng thịt. Anh Tân cho biết, gắn bó với nghề này đã hơn 15 năm nay, kinh tế gia đình anh ngày một khấm khá hơn.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 6 năm 2015 ước đạt 457 ngàn tấn, tăng 7,0% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 1.576 ngàn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi cá tra 6 tháng đầu năm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7 % so với cùng kỳ; Sản lượng thu hoạch cá tra nuôi ước đạt 533,5 nghìn tấn, đạt xấp xỉ cùng kỳ năm trước.

Trong bức tranh XK tôm Việt Nam sang EU, Anh được coi là thị trường tiềm năng trong năm nay, bởi XK tôm sang thị trường này duy trì sức tăng trưởng cao trong nhiều tháng, ngay cả trong thời điểm XK tôm sang các thị trường khác có xu hướng giảm sút. Mặc dù NK tôm vào Anh đang giảm, nhưng tôm Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan tại thị trường này.

Gần 1 tháng nay, giá tôm nước lợ (tôm sú và tôm chân trắng) tại các vùng nuôi tôm trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long tăng giá mạnh khiến nông dân phấn khởi, tạo động lực cho bà con thả giống vụ nuôi mới.