Cá hồi biến đổi gen chính thức ra thị trường

AquAdvantage, tên loại cá hồi do công ty AquaBounty tại Massachusetts sản xuất, là giống cá hồi Atlantic có mang hormone tăng trưởng từ cá hồi Chinook và cấy gen từ một loài cá nheo đại dương.
Kết quả là một loại cá hồi đạt độ lớn có thể đưa ra tiêu thụ chỉ trong vòng một năm rưỡi, thay vì ba năm như cá thông thường.
Các nhà đấu tranh về an toàn thực phẩm và môi trường và ngành công nghiệp khai thác cá hồi đã chống lại ý tưởng này trong một thời gian dài, với lo ngại quyết định này sẽ mở màn cho hàng loạt thực phẩm động vật biến đổi gen không an toàn tràn ngập thị trường.
Từ vài năm gần đây, khi FDA cho thấy sẽ đi đến chấp thuận loại cá hồi biến đổi gen thương phẩm này, các nhóm vận động này đã đạt được thỏa thuận với các chuỗi bán lẻ thực phẩm danh tiếng nhất, bao gồm Whole Foods, Trader Joe’s và Target - không bán loại cá này.
Ngày thứ Năm vừa qua, FDA tuyên bố quyết định này dựa trên sự cân nhắc khoa học cẩn trọng, và các nhà khoa học tin tưởng rằng loại cá hồi này là thực phẩm an toàn không khác gì cá hồi Atlantic tự nhiên, với các thành phần dinh dưỡng tương đương.
FDA cho biết đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, đánh giá về khoa học và môi trường về cá của AquaBounty trước khi có quyết định phê duyệt.
Những người khai thác cá hồi tự nhiên và các nhà môi trường lo ngại thảm họa sẽ xảy ra nếu loại cá biến đổi gen này bị đưa ra đại dương và kết hợp sinh sản với cá hồi tự nhiên, một kịch bản có thể dẫn đến những hậu quả khó lường như sự thoái hóa và diệt vong các loài sinh vật hoang dã.
AquaBounty khẳng định cá của họ đều là giống cái và đã làm vô sinh để không thể lai tạo với các loài cá hồi khác, ngay cả nếu có thể thoát được ra môi trường tự nhiên.
Công ty còn lập luận rằng chính loài cá biến đổi gen sẽ giúp bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài cá hồi Atlantic không bị đánh bắt quá mức.
FDA cũng cho biết họ sẽ yêu cầu các hồi của AquaBounty chỉ được nuôi trên đất liền, trong các bồn chứa ở hai nhà máy ở Canada và Panama (chưa được phép nuôi và cấy ghép gen tại Mỹ), và sẽ chịu kiểm tra thường xuyên.
Cuộc đấu tranh của các nhóm chống đối từ lâu cũng chuyển sang hướng phải dán nhãn loại cá này là thực phẩm biến đổi gen.
Tuy nhiên, FDA cũng vừa tuyên bố rằng sẽ không bắt buộc dán nhãn là “thực phẩm biến đổi gen” với loại cá hồi này (với lý do loại cá này không có khác biệt gì về thành phần dinh dưỡng so với cá tự nhiên).
FDA có đưa ra hướng dẫn dán nhãn nếu các công ty sản xuất loại cá hồi biến đổi gen muốn tình nguyện dán nhãn.
Tuy nhiên, chuyện tình nguyện dán nhãn chẳng khác nào “cổ tích” bởi nhiều năm qua, các công ty kỹ thuật sinh học đã vận động rất mạnh để chống lại việc bắt buộc dán nhãn với thực phẩm biến đổi gen.
Phía chống đối quyết định này của FDA vẫn quyết liệt chỉ trích và tranh cãi, cho rằng đây là một quyết định sai lầm và “con người sẽ phải hối tiếc”.
Tổ chức Friends of the Earth, mạng lưới các tổ chức môi trường và an toàn thực phẩm đang tiếp tục đấu tranh theo một hướng mới: vận động thêm nhiều chuỗi siêu thị từ chối bán loại cá biến đổi gen không dán nhãn này.
Ngoài ra, áp lực người tiêu dùng đã khiến nhiều công ty dán nhãn cho sản phẩm “không biến đổi gen” của họ.
Cuộc chiến đấu giữa thực phẩm biến đổi gen giờ đã mở thêm mặt trận mới là thực phẩm động vật, và người tiêu dùng sẽ phải xem xét kỹ hơn nữa để biết nguồn gốc những thực phẩm mình dùng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, một số hộ nông dân ở thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, sau khi thanh lý vườn cao su già cỗi để chuyển sang loại cây trồng khác đã tận dụng trồng dưa leo. Hiệu quả từ loại cây ngắn ngày này đã mang lại nguồn thu không nhỏ nhờ năng suất cao, dễ tiêu thụ.

“Chăn nuôi bò công nghiệp cần 8-10 năm để chuẩn bị”. Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại tọa đàm về phát triển ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Hiệp hội Thịt và Gia súc Australia (MLA) tổ chức ngày 9.11 tại Hà Nội.

Cách đây gần 10 năm, ông Nguyễn Văn Hồng, ở xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) đã chặt hết hồng xiêm, vải thiều, táo để trồng bưởi Diễn. Ban đầu hàng xóm cho ông là “dở người”, nhưng càng về sau càng thấy việc ông làm mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét.

Có giá đến 200.000 đồng một hạt giống, trội hơn hẳn các loại cây khác trên thị trường, nhưng chuối tài lộc được nhiều nhà vườn thu mua để trồng, chờ bán dịp Tết.

Đó là đánh giá chung của nhiều đại biểu tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 62 Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, do Bộ NNPTNT tổ chức hôm 10.11 ở TP.HCM.