Cá Giống Hết Khan Hiếm

Thời điểm cá hồng giống không có nguồn cung ứng, bà con chuyển qua nuôi cá chẽm, hiện cá chẽm thành phẩm thương lái thu mua 80.000đ/kg, nhưng tiêu thụ hơi chậm so với cá hồng.
Hiện nay, tại Hải Minh trong thuộc tổ 46, KV 9, phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn (Bình Định) có 80 hộ nuôi cá lồng biển tại vùng biển đầm Thị Nại, với khoảng 720 lồng nuôi đã an tâm và phấn khởi nhờ cá hồng giống - đối tượng nuôi chủ lực, đã hết khan hiếm và giá thấp.
Theo đó, từ đầu tháng 10 đến nay, nguồn cung ứng cá hồng giống dồi dào, cá hồng giống bằng ngón tay cái người lớn có giá 5.000 - 6.000đ/con, thấp hơn 2.000 - 3.000đ/con so với mọi năm, đặc biệt chỉ bằng 1/3 so với thời điểm từ những tháng cuối năm 2013 đến tháng 9/2014 (do lúc đó quá khan hiếm).
Thời điểm cá hồng giống không có nguồn cung ứng, bà con chuyển qua nuôi cá chẽm, hiện cá chẽm thành phẩm thương lái thu mua 80.000đ/kg, nhưng tiêu thụ hơi chậm so với cá hồng. Riêng cá hồng thương phẩm vẫn nằm ở mức giá 140.000đ/kg, nhưng bà con không có bán do một thời gian dài “đứt” nguồn cung ứng con giống.
Được biết, hàng năm, các hộ nuôi cá lồng biển ở đây đã cung ứng ra thị trường từ 35 – 40 tấn cá các loại như cá mú, cá hồng, cá chẽm, cá bớp… chủ yếu là cung ứng cho nhà hàng, khách sạn. Riêng từ đầu năm 2014 đến nay, các hộ nuôi cá lồng biển ở đây đã xuất bán ra thị trường khoảng 30 tấn cá các loại, đời sống của ngư dân ổn định và từng bước nâng cao.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng vụ việc người trồng ca cao Bến Tre đang đồng loạt chặt bỏ vườn cây của mình, trao đổi với NTNN, TS Hoàng Quốc Tuấn cho rằng chuyện này là tất yếu và đã được cảnh báo từ nhiều năm nay.

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đang phát triển nuôi thủy sản ven biển-đảo bền vững, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao phục vụ tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cư dân ven biển, hải đảo.

Hàn Quốc phải nhập khẩu nguyên liệu (mùn cưa, rơm rạ) từ Việt Nam về trồng nấm, tạo doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm, trong khi VN sẵn có nguồn nguyên liệu dồi dào, có khả năng sản xuất các loại nấm ăn, nấm dược liệu quý, chỉ cần sử dụng 10 - 15% nguồn nguyên liệu từ phế phẩm nông nghiệp sẽ sản xuất được 1 triệu tấn nấm, doanh thu trên 1 tỷ USD.

Mấy năm trở lại đây, người dân dùng lưới có kích cỡ nhỏ làm lưới đáy bằng lưới mùng để khai thác thủy sản ven bờ ở nhiều tỉnh ĐBSCL. Tình trạng khai thác lưới mùng mang tính hủy diệt dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ tại địa phương.

Tại ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An (TP. Bến Tre), chị Lê Thị Hoàng Anh - Bí thư Chi đoàn ấp là cán bộ Đoàn đầu tiên thử nghiệm mô hình nuôi chim trĩ.