Cá Dứa Đối Tượng Nuôi Hấp Dẫn Cho Vùng Nước Lợ

Trong chương trình chuyển đổi từ vùng đất trồng lúa sang nuôi thuỷ sản, Nhà Bè là một trong những đơn vị đi đầu về những mô hình chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao. Song, tình hình nuôi thuỷ sản gặp nhiều khó khăn như nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh.
Tuy nhiên bà con nông dân nơi đây đã không dừng bước mà tiếp tục tìm tòi, học hỏi, cùng với sự quan tâm của các cơ quan ban nghành có liên quan, đặc biệt là Trạm Khuyến nông Nhà Bè thuộc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng mô hình nuôi cá Dứa trong các ao nuôi tôm.
Cá Dứa (pangasius kunyit) là một loài cá da trơn sống ở vùng nước lợ. Với ưu thế là loài cá quý, từ lâu được người dân ĐBSCL cho là thịt thơm ngon hơn cá tra, cá basa nhiều lần. Nhu cầu tiêu thụ rất lớn, là món đặc sản ở các quán, nhà hàng. Vì vậy cá Dứa đã và đang là đối tượng nuôi có triển vọng trong tương lai ở vùng Nhà Bè và Cần Giờ.
Điển hình là mô hình của ông Võ Văn Tư - ấp 2, xã Hiệp Phước, H. Nhà Bè. Trước đây ông từng tham gia nuôi các loại thuỷ sản khác như tôm sú, cá chẽm… tuy nhiên với dịch bệnh nhiều làm cho ông thất bại khi nuôi con tôm sú, có năm ông lỗ trên cả trăm triệu, sau đó ông chuyển qua nuôi cá Chẽm, tuy nuôi có đạt nhưng tỷ lệ sống thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, mỗi năm thu nhập không tới 20 triệu đồng trên 6 công đất.
Nên đến giữa năm 2009, được sự tư vấn tận tình của cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông Nhà Bè, ông quyết định xây dựng ao nuôi cá Dứa trên ao 6.000 m2, và tháng 10/2009 ông cho thả nuôi cá Dứa.
Sau 09 tháng nuôi, cùng với sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông Nhà Bè, quản lý môi trường, chăm sóc cá tốt, và thu được kết quả như sau:
Với diện tích 6000 m2, ông thả 24.000con (tức 4 con/m2)
Tỉ lệ sống: đạt 70%, dựa vào sức ăn và số lượng chết ở trong ao.
Tăng trọng: Sau 9 tháng nuôi cá có trọng lượng 500 gr đến 1 kg/con. Tuy nhiên các ao đều có sự phân đàn (cá lớn 600 – 1000 g/con: 60%; cá cỡ trung bình 400 – 500 g/con: 25%; cá nhỏ
Sản lượng của mô hình là 10,450 tấn. (17,41 tấn/ha).
Hệ số chuyển đổi thức ăn: 1.7
Hiệu quả của mô hình:
- Tổng chi phí: 220.120.000 đ
+ Giống: 24.000 con x 2000 đ/con = 48.000.000 đ.
+ Thức ăn: 17.765 kg x 8.000 đ/kg = 142.120.000 đ.
+ Vôi, men vi sinh, Vitamine,…: 10.000.000 đ.
+ Chi phí xăng dầu, công chăm sóc: 20.000.000 đ.
- Thu hoạch:
+ Sản lượng: 10.450 kg.
+ Giá bán: 30.000 đ/kg.
+ Thành tiền: 313.500.000 đ.
- Lãi: 93.380.000 đ.
- Tỉ suất lợi nhuận (lãi/chi phí/vụ): 42%.
- Giá trị sản xuất cho 1 ha: 522.480.000 đ/ha/năm.
- Đầu ra và giá rất ổn định (bán cho thương lái, hoặc chợ đầu mối Bình Điền) của sản phẩm sẽ khuyến khích bà con nông dân mạnh dạn đầu tư.
Đây là mô hình mới và xu hướng hiện nay là đẩy mạnh nghề nuôi cá ao nhưng cần có quy hoạch vùng nuôi cụ thể, phát triển nghề nuôi bền vững, tránh sự gia tăng quá mức làm cho “cung” vượt quá “cầu”. Song song đó, vấn đề chống ô nhiễm cho nguồn nước thải ra sông cũng đang là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nông dân thị trấn Tràm Chim, các xã Phú Thọ, Phú Cường, Phú Đức, Phú Hiệp (huyện Tam Nông) bắt đầu thu hoạch dưa hấu vụ thu đông năm 2014 với tổng diện tích 80ha, giá bán từ 7.000 -10.000 đồng/kg.

Việc tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức về Đề án tái cơ cấu nông nghiệp là cần thiết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện trong việc nghiên cứu các nội dung, mục tiêu, giải pháp thực hiện đề án. Qua đó, tạo sự đồng thuận thông suốt trong cả hệ thống chính trị ở địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện đề án đạt kết quả cao nhất.

Qua triển khai, Phó chủ tịch UBND huyện Tam Nông Lê Hoàng Nam đánh giá cao triển vọng của dự án, đồng thời yêu cầu Công ty và Hợp tác xã tôm càng xanh thống nhất về thời gian xuống giống; UBND xã Phú Thành B tăng cường tuyên truyền để bà con đăng ký tham gia nhiều hơn; ngành nông nghiệp huyện hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân trong suốt quá trình thực hiện dự án...

Là huyện nghèo, nền kinh tế chậm phát triển; trong những năm qua, huyện Xín Mần đã xác định: Lấy sản xuất nông nghiệp làm hướng đi chính trong phát triển kinh tế, XĐGN. Theo đó, để sản xuất nông nghiệp trở thành hướng đi chủ đạo của nền kinh tế, huyện đã quy hoạch, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy thế mạnh của từng vùng, áp dụng KHKT, đưa nhanh giống mới vào sản xuất, đầu tư thâm canh...

Dù không phải xã điểm của tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng sau 3 năm triển khai, đến nay, diện mạo xã Vị Bình, huyện Vị Thủy đã có nhiều thay đổi. Hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị đều được củng cố và phát triển, đời sống của người dân đang từng bước được nâng lên.