Cá Đầu Sấu, Loài Cá Cảnh Ngoại Lai Nguy Hại

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bắt đầu xuất hiện loài cá đầu sấu (hay còn gọi là cá sấu hỏa tiển, cá Phúc Lộc Thọ...). Loài cá này do các cơ sở bán cá cảnh đưa ra bán cho những người chơi cá cảnh, con nhỏ nhất giá từ 160 - 200 ngàn đồng/con, loại 400gr - 1kg có giá từ 500 - 800 ngàn đồng/con.
Kỹ sư Lê Hoàng Vũ - Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp cho biết, cá đầu sấu là loài cá cảnh ngoại lai rất nguy hiểm, thân hình tròn, mõm nhọn và dài tựa đầu cá sấu, chúng rất hung dữ, thích nghi trong ao đục hoặc nước bẩn, thức ăn của chúng là các loài cá con. Cá đầu sấu có tên khoa học Lepisosteus Oculatus Winchell có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, là loài sinh vật dưới nước, không chỉ chúng ăn các loại cá con mà còn ăn thịt thủy cầm và cả cá sấu khác.
Anh Nguyễn Văn Quốc ở phường 11, thành phố Cao Lãnh nuôi 2 con cá đầu sấu (anh thường gọi là cá Phúc Lộc Thọ) để đem điềm hên cho gia đình, nhưng không ngờ nó rất phàm ăn, mau lớn, hung dữ, mỗi ngày anh tốn từ 5 - 10 ngàn đồng để mua thức ăn cho chúng. Sau khi nghe đó là cá đầu sấu, loại cá nguy hại và được ngành thủy sản cảnh báo nên anh đã nhanh chóng xử lý tiêu diệt.
Ngành thủy sản tỉnh Đồng Tháp cảnh báo cho người nuôi cá cảnh biết để tiêu diệt, đề phòng bởi chúng không chỉ gây nguy hại cho loài cá bản địa mà chúng có thể tấn công các loài thủy cầm thả nuôi trên các ao, hồ, sông, ngòi, đe dọa môi trường, làm ảnh hưởng đa dạng sinh học bản địa.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của ngành chức năng, vào khoảng trung tuần tháng 4/2014, giá tôm thẻ chân trắng ở một số địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… tuột dốc và đã ở mức chạm đáy, chỉ còn 92.000-100.000 đồng/kg (loại 100 con/kg).

Ngày 22/4/2014, tại huyện Duyên Hải, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị với 04 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về tình trạng thiếu điện và thiếu vốn phục vụ cho vụ nuôi tôm 2014.

Những năm gần đây, các hộ chăn nuôi bò sữa rất phấn khởi vì lợi nhuận từ bò sữa khá cao. Theo lời một người nuôi bò sữa lâu năm ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay một con bò đang cho sữa có thể đem về cho người chăn nuôi hơn 100.000 đồng/ngày; với 5 con bò sữa người nuôi sẽ có thu nhập cao hơn so với việc sản xuất 1 ha lúa. Nhiều năm qua, đàn bò sữa chỉ phát triển ở huyện Trảng Bàng, còn các huyện lân cận rất hiếm.

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa – con vật chủ lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, một số địa phương đang mở rộng diện tích trồng cỏ, nhất là các loại cỏ giàu dinh dưỡng và có năng suất cao để làm thức ăn cho bò.

Phần lớn diện tích cây cà phê Catimor tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được trồng trong giai đoạn 1990-1991. Tính đến nay tuổi thọ trung bình đã hơn 20 năm trong khi chu kỳ khai thác hiệu quả nhất của cây cà phê vào khoảng 12 đến 15 năm.