Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Cơm Khô Mũi Né (Phan Thiết) Cơ Hội Để Vào Sâu Thị Trường Hàn Quốc

Cá Cơm Khô Mũi Né (Phan Thiết) Cơ Hội Để Vào Sâu Thị Trường Hàn Quốc
Ngày đăng: 11/08/2014

Tuyến biển Bình Thuận dài 198km, nhiều vùng có cá cơm như: Vĩnh Tân, Phước Thể, Liên Hương, Phan Rí Cửa, Mũi Né, Tân Thành, Tân Hải…

Nhưng cá cơm Mũi Né vẫn được nhiều người ưa thích. Nhiều năm nay, cá cơm khô Mũi Né không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất qua Trung Quốc, Đài Loan… Gần đây, một số thương nhân Hàn Quốc sang tận Phan Thiết đặt vấn đề mua cá cơm Mũi Né.

Ông Choi Song joon - một thương nhân ở Hàn Quốc cho hay: “Tại các quán ăn ở thành phố Seoul Hàn Quốc đều sử dụng cá cơm loại nhỏ (loại 1x2 hoặc 2x3) còn nguyên đầu. Mỗi bàn ăn chủ nhà hàng đều bày ra một dĩa cá cơm khô chiên giòn, không tính tiền. Cá cơm Mũi Né thơm, ngọt, người Hàn Quốc rất thích ăn”.

Cuối tháng 7/2014, tôi có dịp cùng ông Choi Song Joon đến doanh nghiệp Hải Trường ở Mũi Né để tìm hiểu quy trình chế biến cá cơm xuất khẩu. Toàn phường Mũi Né có gần 127 lò hấp cá cơm, nhưng lò chế biến cá cơm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chỉ đếm đầu ngón tay.

Bà Cầm - chủ cơ sở cá cơm lớn có nhiều kho lạnh chứa hơn 100 tấn cá, cho biết: “Cá cơm của tôi loại 2x3 gãy đầu, chủ yếu xuất bán cho thương lái Trung Quốc và bán nội địa. Mỗi ngày xuất kho khoảng 20 - 30 tấn. Riêng khách hàng Hàn Quốc mua cá cơm yêu cầu “nguyên đầu”, loại nhỏ nên rất khó tìm hàng…”.

Một cơ sở khác là bà Hồng lại khá rộng rãi, mỗi ngày có thể phơi 200 vỉ cá. Đến mùa cá cơm, bà Hồng cho người ra tận bến mua về hấp, phơi, lựa chọn cá đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Tại cơ sở bà Hồng có loại cá cơm nhỏ (còn đầu, độ mặn ít) nên khách hàng Hàn Quốc rất thích. Bà Hồng cho biết: “Cá cơm nhỏ (có đầu), giá bán 75 - 80 ngàn đồng/kg; còn loại cá cơm lớn (không đầu) giá bán chỉ 45 - 50 ngàn đồng/kg và cứ 5 kg cá pha tươi thì chế biến, sàng lọc được 1 kg cá cơm khô đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Do vậy, làm nghề cá cơm cực lắm, phải lựa chọn nhiều lần mới vừa ý khách hàng, nhất là khách hàng Hàn Quốc. Tuy vậy, chúng tôi vẫn cố gắng chế biến loại cá cơm khô nhỏ xuất khẩu sang Hàn Quốc để ổn định thị trường hơn…”.

Mũi Né có gần 500 tàu thuyền, trong đó 120 tàu thuyền hành nghề đánh cá pha, cùng với đó là 127 lò chế biến cá cơm và hàng chục kho lạnh bảo quản cá cơm với quy mô sản xuất khác nhau. Người dân Mũi Né luôn tự hào cá cơm khô nổi tiếng của địa phương mình, nhưng họ cũng còn lo ngại rất nhiều về tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước thải của các lò cá cơm thải ra...


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Từ Cây Macca Triển Vọng Từ Cây Macca

Hiện nay, 1 ha Macadamia (còn gọi là Macca) đem lại thu nhập từ 2.000- 3.000 USD cho nông dân (15USD/kg). Đây là mức thu nhập khá cao so với việc canh tác nhiều loại cây khác.

11/07/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nhờ Áp Dụng Nhiều Kỹ Thuật Trong Chăn Nuôi Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nhờ Áp Dụng Nhiều Kỹ Thuật Trong Chăn Nuôi

Có thâm niên nuôi thủy sản hơn 10 năm nay và tích lũy được nhiều kỹ thuật để tạo ra ếch giống và các loại cá giống, ông Võ Đình Chiến, ở xã Long Bình, huyện Long Mỹ nhiều năm liền được công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, là một trong những mô hình nuôi thủy sản có quy mô và đạt hiệu quả cao ở Long Mỹ.

03/12/2014
Sản Xuất Giống Cá Lăng Chấm Sản Xuất Giống Cá Lăng Chấm

Thức ăn của cá lăng chấm là những loại cá tạp đánh bắt trên sông. Do đó, rất phù hợp với lối chăn nuôi ở các làng vạn chài dọc theo bờ sông Lô, sông Gâm và hộ nuôi cá lồng.

11/07/2014
Việt Nam Chi Hàng Triệu USD Để Nhập Khẩu Vật Nuôi Việt Nam Chi Hàng Triệu USD Để Nhập Khẩu Vật Nuôi

Cũng theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đến tháng 8/2014 số lượng gia cầm giống được nhập vào Việt Nam là gần 1 triệu con, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3,29 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình khoảng 3,93 USD/con, tăng 0,91 USD/con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nhập chủ yếu từ New Zealand và Mỹ.

03/12/2014
Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây

Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình ở tại đồi núi Mang He, xã Sơn Bua, ông Trần Quí - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết: Đến thời điểm này, con giống đã được thả gần 1 tháng. Tuy còn quá sớm và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác để nói đến việc thành, bại, nhưng qua kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ban đầu và thực tế nuôi, tôi tin rằng sẽ mô hình này sẽ thành công.

03/12/2014