Cà Chua Trong Nước Rớt Giá Vì Hàng Trung Quốc

Cuối tuần qua, khảo sát tại một số chợ lẻ ở TP.HCM cho thấy giá các loại rau củ đã trở lại ổn định sau thời gian lễ vừa qua.
Cụ thể như cà chua 10.000 đồng/kg, bầu bí 8.000-10.000đồng/kg, khoai tây Đà Lạt 30.000đồng/kg. Các tiểu thương cho biết hiện nay khoai tây Đà Lạt đang có là trồng trái mùa, lượng hàng không có nhiều như trong mùa nên trên thị trường phần lớn là khoai tây Trung Quốc, giá khoảng 20.000 đồng/kg. Đặc biệt hành tây ở thị trường hiện nay là Trung Quốc giá 18.000-20.000đồng/kg, vì hàng Đà Lạt đã hết mùa.
Chị Q-một nhà vườn ở ĐứcTrọng (Lâm Đồng) cho biết mặc dù cà chua Trung Quốc không có tại TP.HCM nhưng hai ba ngày nay khi cà chua Trung Quốc đổ về phía Bắc nhiều thì giá cà chua trong nước rớt giá. Bình thường cà chua bán ra cho các thương lái 8.000-10.000 đồng/kg thì nay giảm gần một nửa còn 5.000 đồng/kg. Bên cạnh đó lượng hàng mà thị trường tiêu thụ cũng giảm từ hơn 10 tấn/ngày còn 5- 6 tấn/ngày do đã ăn” hàng Trung Quốc.
Theo chị Q, khi nào hàng Trung Quốc không qua nữa thì cà chua trong nước được giá trở lại.
Không chỉ thị trường trong nước, ngay cả Lào, mỗi ngày nhà vườn chị Q cung cấp cho đầu mối 5-6 tấn cà chua thì nay cũng giảm còn 2,5 tấn/ngày. "Mình không biết họ có ”ăn” hàng Trung Quốc không hay lấy từ các nơi khác mà bỗng dưng lấy hàng ít hơn như vậy"- chị Q. nói.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 20/10, Bộ NN&PTNT tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện NĐ số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Qua 5 năm triển khai, việc phát triển ngành nghề nông thôn ở các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế

Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua kế hoạch hành động 5 năm và chính sách cơ bản nhằm thúc đẩy lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp thông qua mô hình canh tác quy mô lớn. Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng trong Nội các ở thủ đô Tôkyô ngày 25/10, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói: “Chính phủ cần phải dồn toàn bộ sức lực vào việc xây dựng các quan hệ đối tác kinh tế cấp cao phù hợp với việc vực dậy các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp”.

Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường nông sản, cần nghiên cứu thị trường trước khi thực hiện sản xuất và minh bạch hệ thống phân phối sản phẩm.

Việc sử dụng nhiều phân bón vô cơ và các loại thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa đã và đang gây nguy hại nghiêm trọng đối với môi trường và cả sức khỏe của con người. Trước tình trạng này, ngày càng có nhiều địa phương ở Nam Bộ ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá hại lúa. Công nghệ thân thiện và hiệu quả này có một cái tên khá dân dã và lãng mạn: đó là mô hình ruộng lúa bờ hoa.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, vụ hè thu năm 2011, bà con nông dân ven biển tỉnh Trà Vinh chuyển đổi trồng dưa, nhờ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên kết quả đã đạt được vụ dưa thắng lợi cả về năng suất và giá cả