Cà Chua Trái Vụ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Trong khi ở nhiều nơi, cây vụ đông mới bắt đầu lên xanh thì ở huyện Nam Sách (Hải Dương), những ruộng cà chua đã cho những trái quả đỏ, xanh.
Với giá bán hiện nay từ 12-15 nghìn đồng/kg, nông dân Nam Sách thu lãi hơn 15 triệu đồng/sào cà chua trái vụ
Không chỉ trồng cà chua chính vụ (vụ đông) mà nhiều hộ nông dân huyện Nam Sách đã trồng cà chua trái vụ (hè thu, xuân hè) cho giá trị kinh tế cao.
Đang thu hái những quả cà chua đỏ mọng, chị Nguyễn Thị Sự ở thôn Đông Thôn, xã Quốc Tuấn (Nam Sách) vui mừng chia sẻ: “Năm trước gia đình tôi chỉ trồng 1 sào cà chua, cho thu hoạch được 10 triệu đồng/sào. Nhận thấy cà chua cho hiệu quả cao hơn so với trồng rau màu, năm nay gia đình tôi trồng mở rộng 3 sào cà chua. Hiện nay cà chua có giá từ 12-15 nghìn đồng/kg, năng suất cà chua từ 2-3 tấn/sào. Với giá này, từ nay tới cuối năm gia đình tôi sẽ thu lãi hơn 15 triệu đồng/sào”.
Theo ông Lê Văn Từ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quốc Tuấn, vụ đông năm nay xã có 120 ha diện tích, trong đó có hơn 20 ha trồng cà chua tập trung tại 2 thôn Đông Thôn và Trực Trì. Các giống cà chua được trồng chủ yếu là: giống chịu nhiệt, chống chịu vi-rút xoắn vàng lá (TYLCV), có năng suất cao như: Savoir, Hồng Châu HT152, HT160, DV296... Hiện nay, trên các cánh đồng thôn Trực Trì và Đông Thôn, xã Quốc Tuấn, người dân đã quen dần với cây cà chua trái vụ. Nhất là thời điểm hiện nay khi cây cà chua đang vào vụ thu hoạch rộ, với giá cà chua trung bình 12 nghìn đồng/kg đã cho thu nhập gấp đôi trồng lúa. Nhiều gia đình chuyển hẳn sang thâm canh cây cà chua trái vụ thay cho cây trồng chính vụ. Do được tập huấn kỹ thuật về trồng và chăm sóc cà chua nên các hộ nông dân trong xã đều trồng cà chua không sử dụng phân chuồng, giảm phun thuốc bảo vệ thực vật và bón phân vô cơ, đưa các giống cà chua mới vào sản xuất... Vì vậy khi thu hoạch cà chua vừa cho năng suất cao, tăng vòng quay của đất, vừa bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.
Xã Nam Tân (Nam Sách) cũng trồng 22 ha cà chua trái vụ. Anh Nguyễn Văn Thái, Chủ nhiệm HTX Nam Tân cho biết, để trồng cà chua vụ đông sớm, nhiều hộ nông dân chỉ cấy 1 vụ lúa chiêm xuân sau đó trồng rau màu. Từ tháng 8, các hộ nông dân đã lên luống trồng cà chua, sau 2 tháng trồng, đến nay cà chua đã cho thu hái, theo thời giá hiện nay nông dân có thể thu lãi được 16-17 triệu đồng. Còn tính giá trung bình từ 8.000 - 10.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí bà con thu lãi hơn 10 triệu đồng/sào. Cà chua có thị trường tiêu thụ lớn, các thương lái đến tận ruộng thu mua, bà con nông dân không phải mang ra chợ bán.
Có thể bạn quan tâm

Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm sú, con tôm càng xanh ít được người dân chú trọng

Nghe nhiều về mô hình nuôi lợn sạch của chị Nguyễn Thị Mỹ, chúng tôi tìm về thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát nghèo, làm giàu phải từ chăn nuôi.