Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Chua Trái Vụ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cà Chua Trái Vụ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 04/11/2013

Trong khi ở nhiều nơi, cây vụ đông mới bắt đầu lên xanh thì ở huyện Nam Sách (Hải Dương), những ruộng cà chua đã cho những trái quả đỏ, xanh.

Với giá bán hiện nay từ 12-15 nghìn đồng/kg, nông dân Nam Sách thu lãi hơn 15 triệu đồng/sào cà chua trái vụ

Không chỉ trồng cà chua chính vụ (vụ đông) mà nhiều hộ nông dân huyện Nam Sách đã trồng cà chua trái vụ (hè thu, xuân hè) cho giá trị kinh tế cao.

Đang thu hái những quả cà chua đỏ mọng, chị Nguyễn Thị Sự ở thôn Đông Thôn, xã Quốc Tuấn (Nam Sách) vui mừng chia sẻ: “Năm trước gia đình tôi chỉ trồng 1 sào cà chua, cho thu hoạch được 10 triệu đồng/sào. Nhận thấy cà chua cho hiệu quả cao hơn so với trồng rau màu, năm nay gia đình tôi trồng mở rộng 3 sào cà chua. Hiện nay cà chua có giá từ 12-15 nghìn đồng/kg, năng suất cà chua từ 2-3 tấn/sào. Với giá này, từ nay tới cuối năm gia đình tôi sẽ thu lãi hơn 15 triệu đồng/sào”.

Theo ông Lê Văn Từ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quốc Tuấn, vụ đông năm nay xã có 120 ha diện tích, trong đó có hơn 20 ha trồng cà chua tập trung tại 2 thôn Đông Thôn và Trực Trì. Các giống cà chua được trồng chủ yếu là: giống chịu nhiệt, chống chịu vi-rút xoắn vàng lá (TYLCV), có năng suất cao như: Savoir, Hồng Châu HT152, HT160, DV296... Hiện nay, trên các cánh đồng thôn Trực Trì và Đông Thôn, xã Quốc Tuấn, người dân đã quen dần với cây cà chua trái vụ. Nhất là thời điểm hiện nay khi cây cà chua đang vào vụ thu hoạch rộ, với giá cà chua trung bình 12 nghìn đồng/kg đã cho thu nhập gấp đôi trồng lúa. Nhiều gia đình chuyển hẳn sang thâm canh cây cà chua trái vụ thay cho cây trồng chính vụ. Do được tập huấn kỹ thuật về trồng và chăm sóc cà chua nên các hộ nông dân trong xã đều trồng cà chua không sử dụng phân chuồng, giảm phun thuốc bảo vệ thực vật và bón phân vô cơ, đưa các giống cà chua mới vào sản xuất... Vì vậy khi thu hoạch cà chua vừa cho năng suất cao, tăng vòng quay của đất, vừa bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.

Xã Nam Tân (Nam Sách) cũng trồng 22 ha cà chua trái vụ. Anh Nguyễn Văn Thái, Chủ nhiệm HTX Nam Tân cho biết, để trồng cà chua vụ đông sớm, nhiều hộ nông dân chỉ cấy 1 vụ lúa chiêm xuân sau đó trồng rau màu. Từ tháng 8, các hộ nông dân đã lên luống trồng cà chua, sau 2 tháng trồng, đến nay cà chua đã cho thu hái, theo thời giá hiện nay nông dân có thể thu lãi được 16-17 triệu đồng. Còn tính giá trung bình từ 8.000 - 10.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí bà con thu lãi hơn 10 triệu đồng/sào. Cà chua có thị trường tiêu thụ lớn, các thương lái đến tận ruộng thu mua, bà con nông dân không phải mang ra chợ bán.


Có thể bạn quan tâm

Để vượt qua khó khăn, nông sản Việt cần tận dụng cơ hội từ TPP Để vượt qua khó khăn, nông sản Việt cần tận dụng cơ hội từ TPP

Một giải pháp khác để nông sản Việt có thể vượt qua khó khăn, theo các chuyên gia, chính là nền nông nghiệp trong nước hãy tận dụng tối đa các cơ hội do TPP đưa lại.

06/09/2015
Bốn nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ Bốn nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Bà Từ Thị Tuyết Nhung– Trưởng Ban điều phối hệ thống đảm bảo có sự tham gia sản xuất hữu cơ – Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam cho biết, để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) cần đáp ứng 4 điều kiện chính:

06/09/2015
Về huyện có hàng chục nông dân tỷ phú Về huyện có hàng chục nông dân tỷ phú

Tích tụ đất núi rừng để lập trang trại, rồi mạnh dạn vay vốn đầu tư, áp dụng phương án sản xuất nông nghiệp hiệu quả... Với cách thức này, nhiều nông dân (ND) miền núi Phú Yên, Bình Định đã trở thành ông chủ đầy nội lực, những tỷ phú “chân giày”…

06/09/2015
Khám phá máy ép bún điều khiển hoạt động bằng mắt quang học Khám phá máy ép bún điều khiển hoạt động bằng mắt quang học

ới việc sáng tạo máy máy ép bún số 8 điều khiển hoạt động bằng mắt quang học, anh Huỳnh Nguyễn Ngọc Thanh đã giúp những hộ làm bún số 8 ở địa phương giảm được chi phí nhân công, hiệu quả trong công việc.

06/09/2015
Nữ hoàng gà giống và thu nhập khiến nhiều người phát thèm Nữ hoàng gà giống và thu nhập khiến nhiều người phát thèm

Chỉ chuyên tâm có mỗi nghề ấp trứng, bằng những kỹ thuật rất riêng, chị Ngô Thị Tuyến, ở thôn Đại Vĩ, Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội đã trở thành “bà chủ” gà giống thực sự khi cung cấp giống cho khắp các tỉnh thành trong cả nước, với doanh thu mỗi năm từ 5-6 tỷ đồng.

06/09/2015