Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Chua Rớt Giá Mạnh

Cá Chua Rớt Giá Mạnh
Ngày đăng: 15/06/2012

Năm nay, toàn xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định nuôi cá chua trên diện tích 25 ha mặt nước, sản lượng khoảng 120 tấn. Hiện đã đến vụ thu hoạch, nhưng giá bán cá chua thấp hơn 50% so với năm trước, người nuôi cá thua lỗ nặng.

Ông Đinh Thành Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Khánh, cho biết: “Để hạn chế rủi ro trong nuôi trồng thủy sản, những năm gần đây xã Cát Khánh đã vận động và hướng dẫn bà con nuôi trồng thủy sản ở địa phương theo phương pháp nuôi cộng đồng, dưới hình thức quảng canh cải tiến, nuôi hỗn hợp tôm, cua, cá... và chỉ nuôi 1 vụ/năm. Từ đó con cá chua đã trở thành vật nuôi chính, đem lại thu nhập khá cho người dân. Tuy nhiên, năm nay giá cá chua rớt mạnh, đầu ra không ổn định như mọi năm…

Hiện nay người nuôi cá chua ở Cát Khánh đang phải đối mặt với khó khăn. Nếu ở thời điểm này năm trước, thương lái thu mua cá chua với giá 110.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 50.000 đến 60.000 đồng/kg, giảm hơn một nửa, trong khi giá thức ăn tăng hơn 15%. Giá cá giảm mạnh cộng với việc tiêu thụ khó khăn, mỗi ngày người nuôi cá ở đây chỉ bán được 30 - 40 kg, trong khi sản lượng cá đến thời kỳ xuất bán lên trên 40 tấn.

Theo tính toán của người nuôi cá chua, để có được 1 kg cá chua tính từ thời điểm vớt ươm cá bột đến khi xuất bán ít nhất là 8 tháng, chi phí hết 80.000 đồng. Với giá cả hiện tại thì mỗi cân cá, người nuôi cá bị lỗ từ 20.000 đến 30.000 đồng, nhưng mà cũng chẳng bán được vì không có người mua. Còn nếu để đầu tư nuôi tiếp thì không kham nổi tiền thức ăn, mà cá càng lớn lại càng khó tiêu thụ.

Năm 2011, ông Phạm Tấn Hương, ở thôn An Quang Tây, nuôi 5.000 con cá chua trên diện tích 6.000 m2 ao, thu được 2,2 tấn, bán với giá 110.000 đồng/kg, thu hơn 240 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi gần 70 triệu đồng. Năm nay, cũng trên diện tích này và số lượng cá như nhau, nhưng đến thời điểm này ông vẫn chưa bán được cá. Nếu bán hết với giá hiện tại thì cầm chắc bị lỗ vốn 50 - 60 triệu đồng. Nếu để nuôi tiếp thì mỗi ngày tốn trên 1 triệu đồng tiền thức ăn.

Cá chua là loại đặc sản đã từng nổi tiếng và riêng có ở Phù Cát, Phù Mỹ. Tuy thịt cá chua rất ngon, có thể hấp, nấu lẩu lá giang, kho, chiên… song phải chế biến ngay chứ không thể chế biến để lâu được.

Không riêng gì ở Cát Khánh, mà tại Cát Minh (cũng thuộc huyện Phù Cát), hàng chục tấn cá chua nuôi, đang thời kỳ xuất bán nhưng giá cá chua lại xuống thấp, không tiêu thụ được, người nuôi cá rất lo lắng…

Có thể bạn quan tâm

Xúc Tiến Tiêu Thụ Vải Ở Singapore Xúc Tiến Tiêu Thụ Vải Ở Singapore

Để giải quyết đầu ra cho trái vải và nhiều loại nông sản khác, Bộ Công thương đang xúc tiến quảng bá tìm đầu ra cho nông sản tại Singapore, Lào, Campuchia...

21/06/2014
Nuôi Tôm Chân Trắng Vùng Nước Ngọt Lợi Bất Cập Hại Nuôi Tôm Chân Trắng Vùng Nước Ngọt Lợi Bất Cập Hại

Với những ưu thế kỹ thuật nuôi mới, giá cả, thị trường tiêu thụ, tôm chân trắng đã trở thành sự lựa chọn của không ít hộ nông dân. Tuy nhiên, tôm chân trắng là đối tượng không phù hợp cho nuôi trong vùng nước ngọt. Tình trạng phát triển nuôi ở vùng nước ngọt được xem là “lợi bất cấp hại” và cần phải được kiểm soát chặt chẽ.

23/06/2014
Thủy Sản Việt Vào Liên Bang Nga Chung Tay Tháo Gỡ Vướng Mắc Thủy Sản Việt Vào Liên Bang Nga Chung Tay Tháo Gỡ Vướng Mắc

Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP, hiện chỉ có 7 DN đã được dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ XK thủy sản vào Liên bang Nga (5 DNXK cá tra và 2 DNXK tôm). “Con số này là quá ít trong khi đó đã có nhiều DN thủy sản Việt Nam hội đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm, công suất chế biến có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường này”.

06/09/2014
Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) Lo Lắng Vụ Tôm Mùa Lũ Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) Lo Lắng Vụ Tôm Mùa Lũ

Nuôi tôm trên chân ruộng lúa mùa lũ thời gian qua mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều nông dân. Năm nay nước lũ về sớm gần 1 tháng nên con tôm “lên đồng” sớm hơn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của mực nước thượng nguồn khiến nhiều hộ nuôi tôm hết sức lo lắng.

06/09/2014
Bỏ Máy Tính Về Làm Nông Bỏ Máy Tính Về Làm Nông

Trưa, cái nắng đầu hè như đang “rán” chúng tôi trên đường đất cát dẫn đến mô hình trang trại “chăn nuôi tổng hợp” của một kỹ sư ngành công nghệ thông tin. Anh là Nguyễn Thanh Tuấn (38 tuổi; ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

23/06/2014