Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Hiệu Quả Cao

Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 28/11/2013

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Chất lượng tốt, năng suất cao

Anh Nguyễn Thành Nhân tham gia mô hình trồng TLRĐ tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh tâm sự: "Tuy TLRĐ quả nhỏ hơn thanh long ruột trắng nhưng có chất lượng tốt, vị ngọt đậm, ngon hơn thanh long ruột trắng nên được nhiều người ưa dùng. Trồng TLRĐ không lo lắng về đầu ra vì sản lượng TLRĐ chỉ đủ đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng tại địa phương và một số vùng lân cận".

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng và chăm sóc TLRĐ, bà Trần Thị Minh - Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất rau an toàn và thương mại Nam Hồng cho biết, cả 23 hộ xã viên của HTX đều tham gia mô hình trồng thanh long với diện tích 1,3ha, trong đó 1ha TLRĐ và 0,3ha thanh long ruột trắng. TLRĐ là một trong những loại cây dễ trồng nên trong quá trình chăm sóc, người trồng phải thường xuyên tỉa cành, tạo tán, chỉ mất khoảng một năm rưỡi là cho thu hoạch. Tuy chi phí ban đầu nhiều hơn so với các loại cây trồng khác nhưng cho khai thác nhiều năm (từ 7 - 10 năm), lại không tốn nhiều công chăm sóc.

Theo Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội, hiện TPP có trên 40ha TLRĐ, chủ yếu trồng ở các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Đông Anh... Năm 2011, Trung tâm đã khảo nghiệm giống TLRĐ với diện tích 1ha tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh. Sau 3 năm trồng khảo nghiệm, giống TLRĐ sinh trưởng và phát triển tốt với điều kiện khí hậu miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng; ra hoa nhiều đợt trong năm từ tháng 4 đến tháng 10, nên có thể rải vụ thu hoạch và cho thu nhập cao. Năm 2013, năng suất giống TLRĐ đạt từ 6,5 - 9kg/trụ; đạt 10,3 tấn/ha, với giá bán trung bình từ 25 - 40.000 đồng/kg, trừ chi phí cho thu lãi 51 triệu đồng/ha.

Tăng cường hỗ trợ cho nông dân

Ông Nguyễn Viết Khoa - Chủ tịch UBND xã Nam Hồng, huyện Đông Anh cho biết, tuy TLRĐ bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao hơn một số cây trồng khác, giúp nông dân nâng cao thu nhập song đầu tư ban đầu khá lớn do chi phí làm cọc bê tông gần 200.000 đồng/cột và thị trường cung ứng các loại vật tư chuyên dùng cho thanh long như: phân bón, chất điều tiết sinh trưởng, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật chưa đa dạng nên bà con còn khá e dè trong việc nhân rộng diện tích. Xã mong muốn TP hỗ trợ kinh phí để đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào khâu làm đất, tiêu thoát nước và nguồn điện chiếu sáng để cây thanh long cho năng suất cao hơn nữa.

TLRĐ là cây trồng mới ở miền Bắc, do vậy kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất còn hạn chế. Bên cạnh đó, do thời tiết khí hậu miền Bắc rét đậm, rét hại vào mùa đông; cường độ ánh sáng yếu trong mùa xuân; nắng nóng, mưa bão xảy ra trong mùa hè ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu quả của cây thanh long và là nguyên nhân chính gây phát sinh sâu bệnh hại. Vì vậy, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã chủ động tổ chức các đoàn tham quan tại một số các tỉnh phía Nam như: Bình Thuận, Vĩnh Long, Long An cho cán bộ, nông dân học tập, trao đổi kinh nghiệm về lựa chọn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm thanh long.

Ông Nguyễn Bá Sướng - Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết, với hiệu quả kinh tế mang lại, TLRĐ chứng tỏ là loại cây ăn quả phù hợp với Đề án cây ăn quả của TP, góp phần tích cực vào xây dựng khu du lịch sinh thái Thủ đô. Vì vậy, Trung tâm tiếp tục nhân rộng mô hình ở nhiều vùng khác; khuyến khích người dân sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa lớn và đặc biệt quan tâm đến khâu bảo quản và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hơn nữa giá trị của TLRĐ.


Có thể bạn quan tâm

Tiêu Hủy Ổ Dịch Cúm Gia Cầm H5N6 Ở Quảng Ngãi Tiêu Hủy Ổ Dịch Cúm Gia Cầm H5N6 Ở Quảng Ngãi

Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N6 thứ 4 xảy ra trên đàn vịt tại tỉnh Quảng Ngãi. Hiện Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục giám sát chặt chẽ ổ dịch, kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát hiện thêm ổ dịch mới. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A (H5N6) lây sang người.

22/09/2014
Cải Tạo Đàn Bò Bằng Giống Bò Brahman Cải Tạo Đàn Bò Bằng Giống Bò Brahman

Đàn bò của tỉnh Yên Bái hiện có trên 18.000 con. Số lượng đầu đàn đang giảm dần qua từng năm. Không chỉ suy giảm về mặt số lượng mà chất lượng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Để khắc phục những vấn đề này, việc bổ sung những giống mới vào là rất cần thiết. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã tiến hành cải tạo đàn bò bằng giống bò Brahman.

22/09/2014
Đánh Giá Hiệu Quả Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Balasa N01 Trong Chăn Nuôi Heo Đánh Giá Hiệu Quả Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Balasa N01 Trong Chăn Nuôi Heo

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 85% chi phí thức ăn, 30% chi phí làm đệm lót sinh học. Qua hơn 2 tháng triển khai mô hình, hiện 53 con heo nuôi tại hộ ông Ngô Kim Sơn trên diện tích chuồng 70m2 đang phát triển tốt. Còn 22 con heo nuôi theo mô hình tại hộ bà Đoàn Thị Kim Khuê đã xuất chuồng với tổng trọng lượng hơn 1,8 tấn heo hơi (bình quân 84kg/con). Với giá bán 48.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi gần 15 triệu đồng.

22/09/2014
Ba Tri (Bến Tre) Dịch Chuyển Vùng Chăn Nuôi Bò Sang Các Xã Cánh Đông Ba Tri (Bến Tre) Dịch Chuyển Vùng Chăn Nuôi Bò Sang Các Xã Cánh Đông

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri (Bến Tre) trong việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên lĩnh vực chăn nuôi bò của huyện, giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

22/09/2014
Thành Công Từ Niềm Đam Mê Thành Công Từ Niềm Đam Mê

Anh Giang Mạnh Tuấn (sinh năm 1982) cư ngụ phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương), thuê đất ở phường Hiệp Thành và Phú Mỹ để làm rau thủy canh. Đến xem vườn rau của anh Tuấn, nhiều người khen ngợi cách làm mới, hiệu quả của anh.

22/09/2014