Cà Chua Quả Khủng Ở Lạc Dương (Lâm Đồng)

Gia đình bà Phạm Thị Thu Cúc, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đang đưa ra thị trường loại cà chua có kích cỡ “khủng” chưa từng có từ trước tới nay tại Đà Lạt.
Sau hơn 2 tháng đưa giống cà chua Beef của Hà Lan vào canh tác tại thửa đất của gia đình, bà Phạm Thị Thu Cúc khá bất ngờ vì điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Đạ Nghịt rất thích hợp cho loại cà chua giống mới này sinh trưởng và phát triển. Mỗi cây cà chua sau hai tháng rưỡi chăm sóc thì bắt đầu cho thu hoạch, một gốc từ 8 – 10kg.
Trung bình mỗi trái cà chua Beef nặng từ 4 – 6 lạng, trong đó có những trái nặng tới 1kg. Ước tính, với loại cà chua này một sào có thể cho thu về 20 tấn, với giá bán tại vườn dao động từ 15.000 – 30.000 đồng/kg, trung bình mỗi vụ cho thu nhập trên dưới 400 triệu đồng.
Điều đặc biệt, loại cà chua giống mới này trong điều kiện bình thường có thể để kéo dài tối đa lên đến cả tháng mà quả vẫn không bị hư thối.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với thị trường tiêu thụ loại cà chua giống mới này là người tiêu dùng chưa quen sử dụng, nguồn gốc cà chua còn chưa được phổ biến rộng rãi.
Một thương lái chuyên đóng cà chua Beef đi siêu thị ở TP HCM cho biết, không ít người vẫn cho rằng đó là hàng Trung Quốc lại đội lốt nông sản Đà Lạt nhằm đánh lừa người tiêu dùng bán với giá cao, mặc dù đã được người bán giải thích, loại cà chua này có xuất xứ tại xã Lát, huyện Lạc Dương.
Do tâm lý người tiêu dùng vẫn còn e ngại, hiện nay loại cà chua giống mới này của gia đình bà Cúc chủ yếu nhập vào siêu thị Metro và cửa hàng cấp tại TP HCM.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi chuyên canh cá mú hai giai đoạn, mỗi năm anh Trấn Quang Phú ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thu lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng.

Bén duyên với nông nghiệp công nghệ cao ngay sau khi rời giảng đường, anh Nguyễn Mạnh Hùng đầu tư trồng các loại dưa hữu cơ, cho giá trị gấp 3 lần

Trồng rau theo triết lý '3 không' (không thuốc BVTV hóa học, không thuốc diệt cỏ, không thuốc tăng trường) và '4 sạch' (giống sạch, đất sạch, nước sạch)

Từ chỗ trồng cây được chăng hay chớ, bà con vùng cao huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã thuần thục các kỹ thuật thâm canh cây cây ăn quả, cho ra quả trái vụ.

Ở Sóc Trăng, nghề nuôi dê tạo thêm sinh kế mới trên vùng đất chuyển đổi, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi khô hạn. Nhiều nông dân nghèo khá lên nhờ nuôi dê.